Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

Dương Diệu Linh
Trang phục ngày cưới luôn là những bộ trang phục đẹp đẽ, thiêng liêng và giàu ý nghĩa nhất. Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, vì vậy trang phục cưới mang trong đó mang cả niềm tin về hạnh phúc và may mắn cho các cặp uyên ương.

Đa số những bộ trang phục cưới truyền thống chỉ còn phổ biến đến khoảng thế kỷ 19. Chỉ sau khi nữ hoàng Victoria mặc lên mình bộ váy cô dâu màu trắng tinh khôi, những chiếc váy thời trang và hiện đại mới dần thay thế trang phục truyền thống.

Tuy nhiên, ở những nền văn hóa ở Châu Phi và Châu Á, các đôi uyên ương vẫn ưa chuộng những tà áo dân tộc trong ngày trọng đại của mình hơn.

Chúng ta hãy vòng quanh thế giới ngắm những bộ đồ truyền thống tuyệt đẹp ấy nhé!

1. Trong đám cưới của người Nhật, cô dâu thường có hai bộ váy đỏ và trắng để diện cả ngày.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

2. Đám cưới truyền thống của người Ghana có màu sắc vô cùng rực rỡ. Những tấm vải được thiết kế với nhiều họa tiết và màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào mỗi gia đình.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

3. Ngày nay, phần lớn giới trẻ Romania thích đám cưới phong cách hiện đại hơn. Song ở những vùng sâu vùng xa, người ta vẫn lựa chọn bộ đồ truyền thống.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

4. Sami là một dân tộc ở vùng Lapland, phía bắc Châu Âu. Trang phục truyền thống của họ có thể nói cho bạn biết rất nhiều về người mặc. Chẳng hạn như những chiếc khuy vuông cho biết người mặc đã kết hôn, còn khuy tròn trên thắt lưng có nghĩa là người đó còn độc thân.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

5. Các cô dâu Sri Lanka thường trở thành tâm điểm chú ý của cả lễ cưới. Dẫu vậy, nếu có mặt tại một đám cưới Sri Lanka, bạn sẽ rất khó rời mắt khỏi chú rể.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

6. Các cô dâu Ấn Độ đặc biệt yêu thích các bộ váy màu đỏ hoặc màu hồng với một chiếc khăn đội đầu e lệ. Người Ấn có quan niệm rằng cô dâu càng lộng lẫy, xinh đẹp thì càng nhận được nhiều hạnh phúc. Vì vậy, họ đeo khá nhiều đồ trang sức cầu kì, đắt giá. Vết son giữa hai hàng lông mày và khuyên mũi có nghĩa là người phụ nữ đã lấy chồng. Các chú rể cũng mặc áo dài có hoa văn chi tiết, màu sắc nổi bật và vấn khăn gọn gàng trên đầu.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

7. Các chú rể Scotland thường mặc váy kẻ cổ điển. Sau lễ cưới, chú rể sẽ khoác chiếc khăn cùng màu lên hôn thê của mình với hàm ý "nàng đã là người nhà ta".

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

8. Mặc dù Pakistan là đất nước Hồi giáo, song trang phục của họ có nhiều nét tương đồng với Ấn Độ. Các cô dâu cũng mặc váy đỏ và vẽ henna vào tay.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

9. Bạn sẽ cực bất ngờ khi biết điều này, Ethiopia là quốc gia duy nhất ở Châu Phi chọn Thiên chúa giáo là tôn giáo chính thức. Chính vì vậy, trang phục đám cưới của họ khá giống của Ha Lạp và Nga.

Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống

(Còn tiếp)

La Habana

Theo Brighside

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vòng quanh thế giới ngắm váy cưới truyền thống tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.