Xào nhanh để đậu cô-ve xanh và giòn, cả gia đình 6 người phải nhập viện vì ngộ độc

Huệ Anh
Chỉ 2 tiếng sau bữa tối, cả gia đình 6 người đã phải nhập viện vì ngộ độc. Nguyên nhân là do họ đã ăn món đậu cô-ve xào sai cách.

Ngộ độc vì “ăn tái”

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Số 9 (Thẩm Dương, Trung Quốc), vào ngày 20/10 vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận 6 thành viên trong một gia đình bị ngộ độc. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng nôn, đau bụng và cần được điều trị khẩn cấp.

Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn đậu cô-ve xào tái.

Sau khi kiểm tra lịch sử ăn uống của 6 bệnh nhân, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân ngộ độc: tất cả đều ăn món đậu cô-ve xào sai cách.

Cụ thể, để giữ cho đậu có độ giòn và mang màu xanh đẹp mắt thì họ đã dùng cách xào tương đối nhanh (xào tái). Nhưng chỉ khoảng 2 tiếng sau bữa ăn, cả gia đình đã có triệu chứng ngộ độc. Rất may là tình trạng này nhẹ nên đã điều trị nhanh chóng.

Vì sao ăn đậu cô-ve xào tái lại ngộ độc?

Trong đậu cô-ve sống có chứa chất Saponin và Hemagglutinin. Hai loại độc tố này có thể làm cho đường tiêu hoá bị kích thích dữ dội cũng như làm hoà tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Chúng ta có thể khử độc bằng nhiệt độ cao. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bản thân cần nấu chín đậu cô-ve trên 100 độ C trong thời gian dài.

Thời điểm nhiều người bị ngộ độc đậu cô-ve thường rơi vào khoảng mùa thu, đông.

Tiếp đó, nếu ăn đậu cô-ve đã để quá 24 tiếng sau khi nấu thì hàm lượng nitrit sẽ tăng mạnh, dẫn tới hemoglobin trong máu tạo thành một lượng lớn methemoglobin. Đây là nguyên nhân khiến máu mất khả năng vận chuyển oxy, giảm oxy toàn thân và tử vong.

Triệu chứng ngộ độc đậu cô-ve

Sau khi ăn đậu cô-ve chưa chín kĩ, thời gian ủ bệnh từ 1 – 5 giờ. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, căng thẳng, toát mồ hôi lạnh, tê cứng tay chân, cơ thể ớn lạnh,...

Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh viêm ruột. Vì thế, người bệnh cần nắm chắc kiến thức để không bị nhầm lẫn.

Đề phòng ngộ độc đậu cô-ve

Để không bị ngộ độc đậu cô-ve, bạn cần chần chúng khoảng vài phút trong nước sôi, sau đó mới vớt ra xào. Bên cạnh đó, chúng ta nên rửa đậu trước rồi mới cắt lát để hạn chế thất thoát vitamin và khoáng chất vào trong nước rửa.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Xào nhanh để đậu cô-ve xanh và giòn, cả gia đình 6 người phải nhập viện vì ngộ độc tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.