Ý nghĩa biểu tượng các cung hoàng đạo (phần 2)

Các bạn đã tìm ra ý nghĩa biểu tượng cung hoàng đạo của mình chưa?

7. Cung Thiên Bình

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là cái cân đang ở trạng thái cân bằng. Đây là biểu tượng của người Ai Cập cổ đại nói về Mặt trời lặn, đây được xem là cánh cửa nối liền hai thế giới. Đây cũng là hình ảnh một mảnh trăng lưỡi liềm nối với hai đường thẳng được đặt trên một đường thẳng thứ ba, tiêu biểu cho tình cảm được phát triển, đường thẳng bên dưới tượng trưng cho tình vợ chồng.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Thiên bình là chiếc cân đĩa cách điệu – tượng trưng cho chiếc cân của Astraea, nữ thần công lý thời La Mã. Người thuộc cung Thiên bình ngày nay có thể đưa ra những phán quyết chính xác và là nhà đàm phán tài ba khi nhìn rõ 2 mặt lợi hại của bất kỳ vấn đề nào.

8. Cung Bọ Cap

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là chiếc đuôi con bọ cạp gắn liền với biểu tượng cơ quan sinh sản của con người (phần mà Thiên Yết chi phối). Trong thời cổ đại, đây là biểu tượng con chim phượng hoàng, loài chim của sự bất tử và sự tái sinh. Đây cũng là một đường cong và mũi tên tiêu biểu cho tình cảm mạnh mẽ và sự thực tiễn.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Hổ cáp là chữ M, viết tắt của Mars – vị thủ lĩnh truyền thống của bọ cạp, với cái đuôi tượng trưng cho ngòi độc. Thợ săn cổ đại Orion từng khoác lác rằng không có con quái vật nào đủ lớn để giết ông ta. Bọ cạp đã chứng minh rằng ông ta sai. Người thuộc cung Hổ cáp có thể phát huy sức mạnh trong các cuộc đấu và sử dụng nó để đương đầu với mọi thử thách.

9. Cung Nhân Mã


Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là mũi tên của Nhân Mã. Đây cũng là phần cẳng chân từ đùi đến gối (phần cơ thể mà cung Nhân Mã chi phối). Biểu tượng này là một đường thẳng hướng lên, tránh xa mọi rắc rối và những bận tâm để hướng đến những lý tưởng cao đẹp.


Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Nhân Mã là mũi tên của cung thủ. Nhân Mã, ban đầu là quái vật đầu người mình ngựa hung dữ, đến từ truyền thuyết Sumeria. Tuy vậy, trong truyền thuyết thành Rome, nó lại trở thành một Chiron dịu dàng và đáng yêu. Vì vậy người thuộc cung này có thể rất vui đùa, nhưng cũng là đối thủ đáng gờm trong bất cứ cuộc xung đột nào.

10. Cung Ma Kết

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là hàm râu hình chữ V của con dê và cái đuôi cong của con cá (trong thời cổ đại thì dê biển là biểu tượng của Sơn Dương [Ma Kết]). Đây cũng là phần đầu gối và xương bánh chè của con người (phần cơ thể mà cung Ma Kết chi phối). Biểu tượng này là hai đường thẳng gặp nhau, nối liền với một vòng tròn và hình lưỡi liềm, tượng trưng cho quyền lực và trách nhiệm được củng cố bởi cả sinh lực và sự đam mê.


Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Ma Kết thể hiện cái đầu và đuôi của con dê. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Ma Kết là tên của vị anh hùng trong cuộc chiến Titans đã hoảng loạn và nhảy xuống dòng sông Nile, biến thành con vật nửa cá nửa dê. Ngày nay, Ma Kết sử dụng sự khôn ngoan của vị anh hùng đó để vươn lên trong cuộc sống.

11. Cung Bảo Bình

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là dòng nước chảy ra từ chiếc bình của Người Chở Nước. Đây cũng là hình mắt cá chân người đang chuyển động (phần cơ thể mà cung Bảo Bình chi phối). Hai đường gợn sóng này cũng tượng trưng cho năng lượng điện, kiến thức tổng quát và sự thấu hiểu về tương lai.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Bảo Bình đến từ chữ tượng hình Mu của Ai Cập cổ, có nghĩa là nước. Người Ai Cập cổ cũng có vị thần nước tên là Hapi, thường đổ nước xuống trái đất bằng 2 bình lớn. Ngày nay, những người thuộc cung Bảo bình truyền bá dòng chảy thông thái của mình đi toàn thế giới.

12. Cung Song Ngư

Ý nghĩa: Chữ tượng hình này là hai con cá được cột lại với nhau. Đây cũng là hình bàn chân người (phần cơ thể Song Ngư chi phối). Đây là hai mảnh trăng lưỡi liềm được nối với nhau bởi một đường thẳng, tiêu biểu cho tình cảm và phần hữu thức tối cao được nối liền với nhau và bị giới hạn bởi thế giới vật chất.

Theo truyền thuyết: Biểu tượng của Song ngư là cách điệu của 2 con cá. Truyền thuyết của cung này có từ thời Sumer, nhưng câu chuyện được biết đến nhiều nhất có từ thời Hy Lạp. Aphrodite và người con trai Eros đã bị con quái vật Typhon rượt đuổi. Họ thoát chết trong gang tấc khi nhảy xuống nước và biến thành cá. Người Song ngư ngày nay thường trốn mình trong những biển cả của trí tưởng tượng.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa biểu tượng các cung hoàng đạo (phần 2) tại chuyên mục Góc ô mai của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc ô mai khác

"Tôi đã khóc khi nhìn chiếc áo cũ của Đại tướng"

Cuối năm 1993, chuẩn bị Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại, báo Thiếu niên Tiền phong (TNTP) đã chủ động phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ban Thanh niên Quân đội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức một cuộc thi lớn.

"Phóng viên nhỏ" kể chuyện

Chúng mình cùng nghe các phóng viên nhỏ kể về những người mà các bạn ấy vô cùng yêu mến. Và các bạn cũng đừng quên thi đua viết bài gửi về chuyên mục để được đăng báo và nhận nhuận bút rất hấp dẫn nhé!