5 căn bệnh mà bạn dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

giadat
Các chuyên gia khí tượng thủy văn cho rằng, mùa đông năm nay sẽ có những đợt rét cá biệt và kéo dài. Dưới đây là một số căn bệnh mà bạn thường gặp trong mùa đông, hãy phòng tránh và chúng mình cùng nhau thoát khỏi mùa đông khắc nghiệt này nhé.

1 Cảm lạnh

Cảm lạnh (còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp),là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh; các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng(viêm họng), và các xoang(viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra.

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa. Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

2 Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức. Nếu cơ thể không kịp tạo nhiệt, tim, hệ thống thần kinh và cơ quan khác sẽ bị rối loạn hoạt động gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn có thể phòng chống bằng cách ra khỏi nơi lạnh và được làm ấm, nếu bị ướt thì nhanh chóng cởi bỏ quần áo ướt và mặc quần áo khô. Đắp nhiều lớp chăn khô hay áo choàng để giữ ấm. Bạn có thể dùng thức uống ấm không caffein. Bạn nên được đặt gần hệ thống sưởi an toàn, hoặc nguồn thân nhiệt từ người khác. Tuy nhiên, bạn không được tiếp xúc nhiệt trực tiếp như nước nóng hay miếng dán cung cấp nhiệt. Nếu hạ thân nhiệt dẫn đến hôn mê, bạn nên được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ điều trị bằng các cách ngâm trong dung dịch làm ấm hoặc khí làm ấm.

3 Tê cóng

Khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp, da và mô dưới da có thể bị lạnh cứng, dẫn đến tê cóng. Vùng dễ bị tê cóng nhất là bàn tay, bàn chân, mũi và tai. Khi bạn bị tê cóng nơi tiếp xúc với lạnh da chuyển sang trắng bệch hoặc xám vàng (biểu hiện ban đầu của tê cóng). Cùng với đó là dấu hiệu da bị ngứa hoặc tê, nặng thì vùng da bị phồng rộp, cứng, sau đó sưng đỏ và cảm thấy đau.

Điều đầu tiên bạn cần cách ly với giá lạnh, làm nóng vùng da này một cách dần dần, đây là chìa khóa để điều trị tê cóng. Bạn cũng có thể sưởi ấm các vùng như tai, mặt, mũi, các ngón tay, ngón chân bằng hơi thở ấm của mình hoặc áp phần chân tay có quần áo ấm vào nơi da bị lộ ra ngoài. Tránh để phần cơ thể bị cóng nhiễm lạnh thêm. Nếu có thể, ngâm vùng tê cóng vào nước ấm trong 10-15 phút. Cũng có thể sưởi ấm bàn tay tê buốt vào nách rồi chuyển vào trong nhà. Sau đó, cho bàn tay tê buốt hoặc bàn chân vùi trong chăn ấm trong nhà hoặc nơi kín gió.

Chú ý: Không hơ lửa sưởi ấm lại ngay vùng bị tê cóng. Không chà xát hoặc xoa bóp phần cơ thể bị tê cóng để tránh gây tổn thương cho các mô. Nếu có thể, tránh đi lại khi chân bị tê cóng.

4  Da khô

Da khô là chứng bệnh thường gặp và trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi độ ẩm môi trường thấp.

Do vậy, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm lên da là sau tắm khi da vẫn còn ẩm và bôi thêm lần nữa khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.

5 Bệnh hen, suyễn, ho

Thời tiết lạnh là một nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Nếu bạn bị ho, hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.

Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm. Nhưng cũng cần phải chú ý đến quần áo để bảo vệ cơ thể cũng như thoát khỏi mùa đông lạnh giá.

PV

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 căn bệnh mà bạn dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!