Âm thanh bí ẩn cứ 26 giây một lần khoa học chưa có lời giải đáp

Các nhà địa chấn học trên nhiều lục địa phát hiện một âm thanh bí ẩn xuất hiện sau mỗi 26 giây nhưng suốt 60 năm qua vẫn không ai biết âm thanh này thực sự là gì.

 

Kể từ những năm 1960, các nhà địa chấn học trên nhiều lục địa khắp thế giới đã phát hiện một xung bí ẩn phát ra cứ 26 giây một lần. Tuy nhiên, trong suốt 60 năm qua, không ai có thể tìm ra âm thanh này thực sự là gì.

Âm thanh bí ẩn cứ 26 giây một lần khoa học chưa có lời giải đáp

Âm thanh được ví như 'nhịp tim của Trái Đất', lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1962 do John Oliver, nhà nghiên cứu tại Đài quan sát điạ chất Lamont-Doherty, Đại học Columbia.

Vào thời điểm đó, John Oliver phát hiện ra rằng âm thanh đến từ một nơi nào đó ở phía nam hoặc vùng xích đạo Đại Tây Dương và âm thanh dữ dội hơn trong những tháng mùa hè ở bắc bán cầu.

Năm 1980, Gary Holcomb, một nhà địa chất ở Cục khảo sát địa chất Mỹ, cũng phát hiện ra xung bí ẩn và lưu ý rằng âm thanh trở nên mạnh hơn khi có bão.

Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào đó, khám phá của hai nhà nghiên cứu gần như không được biết đến trong hơn hai thập kỷ, cho đến khi một sinh viên tốt nghiệp Đại học Colorado, Boulder, tình cờ phát hiện ra âm thanh rồi quyết định sẽ xem xét chi tiết.

Mike Ritzwoller, một nhà địa chấn học tại Đại học Colorado, gần đây chia sẻ trên tờ Tạp chí Discover rằng ngay sau khi xem xét dữ liệu của sinh viên mới tốt nghiệp Greg Bensen, ông và nhà nghiên cứu Nikolai Shapiro đã biết có điều gì đó kỳ lạ về âm thanh không liên tục này.

Ritzwoller và đồng nghiệp đã đào sâu nghiên cứu phát hiện của Oliver và Holcomb nhưng vẫn không có lời giải thích âm thanh đó thực sự là gì.

Một giả thuyết cho rằng đó là do sóng gây ra, trong khi một giả thuyết khác nói đó là do hoạt động của núi lửa trong khu vực, nhưng cả hai giả thuyết đều chưa được chứng minh.

Garrett Euler, nghiên cứu sinh tại Đại học Washington ở St. Louis đưa ra lời giải thích về sóng từ năm 2011. Garrett Euler cho rằng nguồn gốc xuất phát từ một phần ở vịnh Guinea, nơi gọi là 'Bight of Bonny', khi sóng đánh vào phần lục địa thềm, áp suất làm biến dạng địa chấn đáy đại dương gây ra các xung phản xạ dạng sóng.

Lý thuyết của Euler là phù hợp nhưng đã có ý kiến phản đối. Năm 2013, Yingjie Xia, một nhà nghiên cứu từ Viện Đo đạc và Địa vật lý ở Vũ Hán, Trung Quốc, đưa ra giả thuyết rằng âm thanh cứ 26 giây do hoạt động của núi lửa gây ra. Nguồn gốc của tín hiệu xuất phát từ một ngọn núi lửa trên đảo Sao Tome.

Nhưng cả hai giả thuyết đều không thỏa đáng, sóng đánh ở mọi bờ biển trên khắp thế giới, tại sao âm thanh tạo ra chỉ xuất hiện ở khu vực 'Bight of Bonny'.

(theo infonet)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Âm thanh bí ẩn cứ 26 giây một lần khoa học chưa có lời giải đáp tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?