Ăn vải không sợ nóng với những mẹo đơn giản này

Việt Chinh (Tổng hợp)
Vải đã vào mùa chín rộ nhưng bạn lại e ngại thưởng thức loại trái cây này vì sợ nóng. Vậy hãy “bỏ túi” các mẹo dưới đây để thoải mái ăn vải mà không sợ mọc mụn vì nóng.

Ăn cả lớp màng trắng

Khi bóc lớp vỏ gai bên ngoài, bạn sẽ thấy một lớp vỏ màng trắng bọc lấy phần thịt của quả. Mọi người thường lột bỏ lớp vỏ này đi và chỉ ăn phần thịt quả thôi. Tuy nhiên, nếu không muốn nóng trong người thì bạn nên ăn cả lớp màng này. Dù nó có vị hơi chát nhưng vị ngọt, thơm, chua thanh của phần cùi sẽ lấn át vị chát ngay thôi.

Bạn cũng có thể ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Ăn cả lớp màng trắng để giảm tính nóng của quả vải

Ngâm vải trong nước muối

Mẹo này có thể giúp bạn tránh được nguy cơ ngộ độc vải. Nhiều trường hợp đã bị ngộ độc sau khi ăn vải với các biểu hiện như nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, khó thở,... Thực ra, độc không đến từ phần thịt quả vải mà do một loại nấm độc có tên là Candida tropicalis thường có ở núm của quả vải bị chín quá hoặc bị dập nát hay ủng thối.

Vậy nên, trước khi ăn vải bạn nên ngâm chúng trong nước muối để phòng tránh ngộ độc.

Ngoài ra, canh bí đao, chè đậu xanh hay trà thảo mộc cũng là những thứ bạn có thể ăn trước khi ăn vải để đào thải độc tố nếu có.

Không nên ăn quá nhiều một lúc

Vải chứa nhiều đường nên nếu ăn liền khoảng 500 gram trở lên có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Vậy nên, nếu bạn thường xuyên ăn nhiều vải một lúc, cơ thể sẽ tiết nhiều insulin hơn để hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu làm bạn có nguy cơ mắc tiểu đường hoặc có những biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,... sau khi ăn.

Không nên ăn quá nhiều vải một lúc, nên ngâm chúng trong nước muối trước khi ăn

Uống nhiều nước hoặc nước muối trước khi ăn vải

Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 - 2,5 lít) là điều nên làm ngay cả khi bạn có ăn vải hay không. Đối với những ai thích ăn vải và sợ nóng, nổi mụn thì càng cần phải uống đủ nước. Vì nước có tác dụng giải nhiệt, đào thải độc tố, cung cấp độ ẩm cho làn da giúp hạn chế mụn phát triển.

Bạn có thể uống chút nước muối loãng trước khi ăn vải để giảm bớt tính nóng của quả vải, tránh nguy cơ nổi mụn, nóng trong người.

Bạn cũng nên ăn vải vào thời điểm trời mát mẻ như buổi sáng, buổi tối. Không nên ăn vải ngay sau khi ăn bữa chính mà nên đợi khoảng 2 tiếng sau để tránh việc tiêu hóa bị cản trở.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ăn vải không sợ nóng với những mẹo đơn giản này tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.