Bài tập ôn thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản khiến người bản địa cũng phải "than trời" vì quá khó

Minh Hồng
Đọc xong bài tập này người Việt cũng thấy "sang chấn tâm lý" không biết làm sao cho đúng!

Tiếng Việt ngày nay được nhiều quốc gia Đông Á cũng như Đông Nam Á lựa chọn trở thành ngoại ngữ giảng dạy trong các trường học nhờ sự độc đáo trong thanh điệu cùng nhiều điều thú vị mà hiếm ngôn ngữ nào có được. Tiếng Việt có 6 thanh điệu tạo nên độ trầm bổng đặc trưng, điều này vừa tạo điểm thu hút vừa là điều "khó nhằn" với học sinh nước ngoài khi học tiếng Việt.

Không ít lần, dân mạng được dịp trầm trồ chứng kiến đề thi, đề ôn tập tiếng Việt siêu khó của học sinh nước ngoài. Như bài tập ôn luyện cho kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản đang được cộng đồng mạng thích thú chia sẻ trên MXH là ví dụ. Bài tập chỉ gồm 3 câu yêu cầu học sinh tìm và sửa lỗi sai nhưng khá rắc rối và khó nhằn. Nếu không phải một người quá để ý hay trau chuốt câu từ, nhiều người Việt có thể cũng "bó tay" khi gặp bài tập này.

Bài tập ôn thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản khiến người bản địa cũng phải

Cụ thể bài tập có nội dung như sau:

Câu 1: "Vào những ngày mùng một đầu tháng, người đi chợ mua hoa về cúng rất nhiều, chẳng hạn là hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn".

Nhiều dân mạng cho rằng, phần sai trong câu là từ nối đi với từ chẳng hạn. Chẳng hạn là tổ hợp biểu thị ý nhấn mạnh về cái được dẫn chứng, được nêu làm thí dụ. Ở đây, câu nên sử dụng cụm "chẳng hạn như" thay vì "chẳng hạn là".

Câu 2: Chẳng nhẽ anh không thích đi du học hay sao? Đi du học anh có thêm nhiều kiến thức, hơn lẽ có thêm cơ hội tìm hiểu thêm văn hóa của đất nước khác.

Nhiều ý kiến gợi ý tìm lỗi cho câu này nằm ở phần dùng từ "hơn lẽ". Ở đây, cần sửa lại từ này thành "hơn nữa", đây là từ dùng trước một câu bổ sung cho ý của câu trên.

Câu 3: Đi du lịch phượt trên các tỉnh miền núi rất mệt và nguy hiểm, hơn nữa rất vui.

Với câu này, dân mang cho rằng có ít nhất 2 lỗi sai cần sửa. Thứ nhất, ở cụm "du lịch phượt", trong khi phượt là từ bao hàm cho nghĩa đi du lịch bụi nên chỉ cần dùng từ phượt là đã biểu thị được ý cần nói. Thứ hai, vế "rất mệt và nguy hiểm" và vế "rất vui" không bổ sung ý cho nhau mà lại là 2 mệnh đề trái ngược nhau, do đó từ cần dùng phải là từ nối nhưng hoặc tuy nhiên, dù vậy.

Bài tập ôn thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản khiến người bản địa cũng phải

Hiện bài tập vẫn đang được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn MXH, thế mới thấy, các câu hỏi tiếng Việt tưởng là dễ ấy vậy mà lại có độ lắt léo nhất định khiến chúng ta đôi lúc cũng phải "toát mồ hôi" tìm ra câu trả lời. Còn bạn thì sao, liệu bạn có tìm ra cách chữa lỗi khác cho 3 câu hỏi này?

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Học đường khác

Việc làm tốt của Nhật Phương

Trong lớp 4A, trường Tiểu học Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai, Hà Nội), cô bạn Bùi Nhật Phương nổi bật với vẻ ngoài xinh xắn, giọng nói nhỏ nhẹ, thân thiện.