Bài toán âm thanh “Đếm tiếng dế kêu”, tưởng dễ mà cả nước Úc cũng bó tay, đáp án khó lường lắm!

Thu Trà
Câu hỏi siêu khó đã khiến không chỉ các học sinh "than trời" mà nhiều phụ huynh cũng cảm thấy bối rối khi gặp bài toán quá phức tạp này.

Thật khó tin khi số tiếng dế kêu lại cho phép bạn tính toán được nhiệt độ ngoài trời phải không nào? Nhưng các nhà khoa học còn đưa ra cả công thức cụ thể.

Có thể bạn đã nghe tiếng dế kêu (gáy) rất nhiều lần vào ban đêm, bạn cũng biết rằng chúng kêu do sự cọ sát ở đôi cánh cứng ở bên ngoài của dế nhằm thu hút bạn tình (chỉ dế trống mới gáy được) hay cảnh báo nguy hiểm.

Tuy nhiên có một bí mật mà không phải ai cũng biết: Đó là bạn có thể biết nhiệt độ ngoài trời đang là bao nhiêu dựa vào số lần kêu của dế!

Bài toán âm thanh “Đếm tiếng dế kêu”, tưởng dễ mà cả nước Úc cũng bó tay, đáp án khó lường lắm!  - Ảnh 2
Tiếng dế kêu cũng có thể thành một bài toán

Nghe có vẻ khó tin phải không nào? Nhưng mối liên hệ giữa nhiệt độ và tiếng kêu của dế lại hoàn toàn có thể biểu diễn được bằng một đẳng thức toán học. Đó là phát hiện của nhà vật lý Amos Dolbear vào năm 1897.

Phát hiện vật lý này cũng được ứng dụng vào toán học, bài toán đã xuất hiện trong kỳ thi Chứng chỉ Toán Tiêu Chuẩn Trung học (gọi tắt là HSC) của nước Úc. 

Theo đó, các thí sinh được cung cấp một vài dữ liệu và thực hiện yêu cầu: "Tính số tiếng dế kêu trong vòng 15 giây khi nhiệt độ là 19°C".

Bài toán âm thanh “Đếm tiếng dế kêu”, tưởng dễ mà cả nước Úc cũng bó tay, đáp án khó lường lắm!  - Ảnh 1
Hình ảnh một buổi thi NESA của học sinh Úc 

Không cần bàn cãi quá nhiều, câu hỏi hóc búa này đã khiến các sĩ tử bó tay chịu thua!

Phát biểu với truyền thông, đại diện của NESA (đơn vị ra đề) cho rằng bài toán này hoàn toàn có thể giải được và nằm trong phạm vi giáo trình. Thực chất, họ cố tình làm vậy để phân loại và tìm kiếm những học sinh có khả năng "cảm thụ" được môn Toán học.

Thực tế vào năm 2007, tiến sĩ Peggy LeMone của NASA đã tiến hành chương trình "The GLOBE" nhằm nghiên cứu lý thuyết “dế kêu” có thể đưa ra một công thức khoa học cụ thể, và dưới đây là công thức mà bà tìm được:

1. Công thức tính theo nhiệt độ đo Fahrenheit (độ F)

Công thức tính theo độ F sử dụng mỗi quãng thời gian dài 14 giây, bạn chỉ cần đếm số lần kêu của dế trong 14 giây rồi sau đó công thêm 40 để có được nhiệt độ tính theo đơn vị F, có công thức: n + 40 = nhiệt độ F. (Trong đó n là số tiếng gáy trong 14 giây).

Ví dụ: Nếu trong 14 giây, bạn đếm được 35 tiếng gáy của dế thì nhiệt độ lúc này ở ngoài trời đang là 35 + 40 = 75 độ F.

2. Công thức tính theo nhiệt độ đo Celsius (độ C)

Bài toán âm thanh “Đếm tiếng dế kêu”, tưởng dễ mà cả nước Úc cũng bó tay, đáp án khó lường lắm!  - Ảnh 3
Nhiệt độ và tiếng dế kêu có mối liên hệ mật thiết.

Khác cách tính trên, bạn cần đếm số lần gáy của dế trong khoảng 25 giây, sau đó chia số quãng cho 3 và cuối cùng cộng với 4 để có được nhiệt độ. Công thức: n/3+4= nhiệt độ (trong đó n là số quãng).

Ví dụ: Bạn đếm được 54 tiếng gáy trong 25 giây, như vậy nhiệt độ ngoài trời sẽ là 54/3+4 = 22 độ C.

Lần sau, nếu nghe tiếng dế kêu, hãy thử đếm số lần gáy của chúng để tính toán xem nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu. Bạn sẽ bất ngờ vì sự chính xác của nó đấy!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.