Bạn chớ nên ngoáy mũi rồi ăn luôn gỉ mũi và đây là lí do

Minh Hồng
“Thú vui tao nhã” là tự thưởng thức gỉ mũi của mình tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại tới sức khỏe và cơ thể bạn.

Ngày còn bé, bạn đã từng thử ngoáy mũi và “thưởng thức” luôn gỉ mũi của mình chưa? Cá rằng rất nhiều bạn có sở thích này. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, 91% người lớn thừa nhận là họ thường xuyên ngoáy mũi, và thậm chí rất nhiều trong số họ đã từng ăn gỉ mũi của chính mình!

Thế nhưng, các bạn có biết rằng việc ăn gỉ mũi thực chất lại mang đến rất nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe và cơ thể. Nói một cách dễ hiểu thì, việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào chúng ta đang đưa các mầm bệnh vào cơ thể.

Bạn không nên ngoáy mũi rồi ăn luôn gỉ mũi và đây là lí do - Ảnh 1
Ngoáy mũi bằng tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe

Gỉ mũi chủ yếu được tạo ra từ nước (mũi), các protein dạng gel (tạo độ sệt) và các protein miễn dịch đặc biệt để có thể chống lại vi trùng (các mầm bệnh) xâm nhập vào mũi. Chúng có nhiệm vụ như một phòng tuyến giúp chống lại mầm bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể. Trong quá trình hít thở, hít thở, chúng ta không chỉ hít không khí mà còn hít vào cơ thể cả các vi trùng/vi khuẩn... gây bệnh.

Gỉ mũi, với cấu tạo có chứa lớp chất nhờn dính sẽ ngăn chặn và "giữ" các mầm bệnh ấy lại, không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Sau đó, khi chúng ta thở ra, không khí đi ra sẽ khiến lớp chất nhầy "đông cứng, vón cục" lại thành một chất đặc quánh và giam giữ các mầm bệnh tại đó. Chúng ta có thể loại bỏ gỉ mũi và các mầm bệnh đó bằng cách hắt hơi hoặc xì mũi.

Vì vậy, chúng ta ăn gỉ mũi chẳng khác nào đang đưa các mầm bệnh ấy xâm nhập sâu hơn vào bên trong cơ thể. Một số người cho rằng ăn gỉ mũi có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bởi việc này sẽ góp phần huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công các vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn gỉ mũi có lợi ích ích nào đối với sức khỏe.

Bạn không nên ngoáy mũi rồi ăn luôn gỉ mũi và đây là lí do - Ảnh 2

Bên cạnh đó, việc ngoáy mũi bằng tay cũng mang đến nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe. Bởi lẽ, việc ngoáy mũi chính là chúng ta "giải phóng" một loại vi khuẩn nguy hiểm tiềm ẩn dưới móng tay, đó là khuẩn Staphylococcus aureus -Vi khuẩn tụ cầu.

Hãy dùng khăn giấy, hoặc bông tăm để chúng ta loại bỏ gỉ mũi, miễn là chúng ta sử dụng đừng quá mạnh bạo dẫn đến bị trầy xước bên trong lỗ mũi.

Ngoáy và ăn gỉ mũi không chỉ được xem là hành vi xấu mà thói quen này còn có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương khoang mũi.

Chỉ có một số ý kiến cho rằng ăn gỉ mũi có thể có lợi trong việc xây dựng khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng, nhưng ý kiến này vẫn chưa được kiểm chứng bằng những cơ sở mang tính khoa học rõ ràng. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta không nên ăn gỉ mũi.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn chớ nên ngoáy mũi rồi ăn luôn gỉ mũi và đây là lí do tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Ngày Trứng Thế giới 2024: Tôn vinh giá trị dinh dưỡng và kết nối toàn cầu

Ngày Trứng Thế giới (World Egg Day) là sự kiện quốc tế thường niên được tổ chức vào thứ Sáu thứ hai của tháng 10, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của trứng trong dinh dưỡng và ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2024, Ngày Trứng Thế giới sẽ diễn ra vào thứ Sáu, 11/10, với chủ đề "Kết nối cộng đồng cùng trứng"

Lợi ích của việc thường xuyên ăn đậu bắp

Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp chà… có nguồn gốc từ Tây Phi. Quả đậu bắp dáng dài, nhiều hạt bên trong và có độ nhớt. Ngày nay, quả đậu bắp được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng lớn mà nó đem lại.