Bạn có biết ông Công ông Táo là ai không?

Bảo Bối
Người Việt Nam ai cũng biết phải cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng có lẽ nhiều người vẫn "ấp úng" khi được hỏi vậy ông Công ông Táo là ai.

Mỗi năm cứ khoảng sau rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo một tuần sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, quần áo cho Táo quân, các bà, các mẹ còn lên thực đơn cho mâm cỗ, hỏi địa chỉ mua cá chép... 

Vậy ông Công ông Táo là ai? Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Bạn có biết ông Công ông Táo là ai không? - Ảnh 3Hình ảnh Táo quân trong tranh dân gian Đông Hồ

Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng họ mãi không có con, vì vậy dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát, dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ, Cao lại gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao sau khi nguôi giận thì quá ân hận nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường, cuối cùng tình cờ mò vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Bạn có biết ông Công ông Táo là ai không? - Ảnh 2Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên chầu thiên đình để báo cáo công việc trong 1 năm qua

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân, giao cho người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.

Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

Với mong muốn thần Bếp phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn, người Việt thường làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời một cách long trọng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn có biết ông Công ông Táo là ai không? tại chuyên mục Góc ô mai của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài toán điểm 10

Hôm ấy là buổi đầu tiên thầy dạy Toán lên lớp. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài ...

Bài Góc ô mai khác

Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày thành lập Đoàn

Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Chi đoàn trường Mầm  non Thực hành, Đại học Vinh (Nghệ An) tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện vai trò xung kích, tiên phong, nhiệt huyết, bản lĩnh và sẻ chia của tuổi trẻ.

Người khiến công nghệ phải "hờn ghen"

Những năm cuối của cuộc Kháng chiến chống Mỹ, máy bay địch đem bom đạn ra miền Bắc bắn phá ác liệt, tập trung chủ yếu vào Hà Nội. Vậy là các cơ quan ở Thủ đô phải sơ tán về những khu vực lân cận. Tòa soạn báo Thiếu niên Tiền phong (TNTP) cũng không phải ngoại lệ và khi đó đặt trụ sở sơ tán tại xã Tam Hiệp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là ngoại thành Hà Nội)…