Bí quyết “cứu” người bị hen suyễn vượt qua mùa đông

Thúy Quỳnh
Thời tiết chuyển lạnh, không khí thay đổi khiến cho những người bị hen suyễn cảm thấy khó chịu, thiếu sức sống. Vì vậy việc quàng khăn che kín mũi và miệng sẽ làm ấm không khí vào cơ thể, nhờ đó hạn chế nguy cơ lên cơn hen suyễn.

"Một chiếc khăn có thể cứu một mạng sống", Hiệp hội Hen suyễn Anh đưa ra thông điệp. Mới đây, để giúp đỡ cộng đồng bảo vệ sức khỏe, tổ chức này đã kêu gọi mọi bệnh nhân hen suyễn quấn khăn che kín mũi và miệng mỗi khi ra đường.

Theo Independent, tuy vô cùng đơn giản, hành động quàng khăn che kín mũi, miệng lại rất hữu ích bởi nó làm ấm không khí trước khi vào cơ thể.

Debbi Wood, một bệnh nhân hen suyễn 58 tuổi cho biết bà nhập viện vô số lần. "Tôi bị hen gần 30 năm và những cơn hen lúc nào cũng đáng sợ, cảm giác như phải hít thở bằng chiếc ống hút tí hon", người phụ nữ chia sẻ.

Nhờ quàng khăn che mũi và miệng, giờ đây tình trạng của Debbi đã ổn định hơn. Bà không còn lên cơn hen khi đi bộ từ nhà ra ôtô, cũng không liên tục cần đến sự can thiệp y tế như trước. "Quàng khăn quanh mũi miệng là hành động đơn giản nhưng mang đến sự khác biệt to lớn trong mùa đông", bà nói.

Trên thực tế, ba phần tư bệnh nhân hen suyễn ở Anh tương đương bốn triệu người, thừa nhận hít thở không khí lạnh khiến các triệu chứng trở nặng và tăng nguy cơ lên cơn hen. Mỗi ngày, xứ sở sương mù có ba trường hợp tử vong vì hen suyễn.

Ngoài việc kêu gọi cộng đồng quàng khăn, Hiệp hội Hen suyễn Anh còn khuyến khích các bệnh nhân chụp ảnh rồi chia sẻ lên mạng xã hội nhằm truyền đi thông điệp.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hen suyễn vào mùa lạnh

Chú ý rửa tay

Rửa tay bằng xà phòng và nước là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để tránh lây lan cảm cúm và các virus khác. Càng quan trọng hơn trong việc rửa tay đúng cho trẻ em để giảm hơn nữa các cơ hội của mầm bệnh lây lan.

Trước khi chạm tay vào mắt, mũi hay miệng phải chắc chắn rằng bạn đã rửa hoặc vệ sinh bàn tay một cách cẩn thận, đặc biệt ở nơi công cộng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng hầu hết mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giúp bảo vệ chống lại virus cúm.

Trên một cơ địa đang mắc hen suyễn, nếu bị cúm, có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chích ngừa viêm phổi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì viêm phổi do phế cầu là một ví dụ về một biến chứng liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.

Đừng ngồi bên lò sưởi, tránh khói thuốc lá

Ngồi bên đống lửa âm thanh đáng yêu và ấm cúng nhưng nó không tuyệt vời như vậy cho bệnh hen suyễn của bạn. Hút thuốc lá và khói có thể gây kích ứng phổi, nhất là khi có bệnh hen suyễn.

Hệ thống sưởi ấm trong nhà, dầu hỏa, nến thơm, hương đều có thể tạo ra chất kích thích phổi, làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Che kín miệng, mũi khi đi ra ngoài: Dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virut… là các yếu tố làm dễ tái phát bệnh hen suyễn đang mắc phải.

Minh Phương (tổng hợp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bí quyết “cứu” người bị hen suyễn vượt qua mùa đông tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.