Biện pháp tăng cường năng lượng trong mùa đông

Thành Nam
Tăng cường năng lượng trong mùa đông, vào thời điểm nhiệt độ giảm sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là đẩy lùi tình trạng rối loạn cảm xúc theo mùa.

1. Vì sao trong mùa đông thường có tâm trạng uể oải, thiếu năng lượng?

  • Bí quyết  tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi cho ngày dài làm việc

    Bí quyết tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi cho ngày dài làm việc

     

Theo TS. Jyoti Kapoor, Giám đốc sáng lập và bác sĩ tâm thần cấp cao tại Manasthali, n Độ, có nguyên nhân khiến mùa đông tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, khiến cơ thể ở trong tình trạng thiếu năng lượng.

- Giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trong mùa đông là giảm tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên.

Ánh sáng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể và sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh góp phần mang lại cảm giác hạnh phúc. Ánh sáng ban ngày hạn chế trong những tháng mùa đông có thể dẫn đến giảm mức serotonin, gây ra cảm giác buồn bã và thờ ơ.

- Gián đoạn nhịp sinh học: Sự thay đổi theo mùa có thể làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, đồng hồ sinh học bên trong điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. Giảm tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể dẫn đến khó khăn trong việc duy trì thói quen ngủ đều đặn. Giấc ngủ bị gián đoạn có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng và lo lắng.

- Hạn chế tập luyện: Thời tiết mùa đông khắc nghiệt có thể ngăn cản các hoạt động ngoài trời và tập thể dục, những hoạt động rất quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. Việc thiếu hoạt động thể chất có thể góp phần gây ra cảm giác uể oải và suy giảm tâm trạng chung.

Bên cạnh đó, mùa đông thường mang đến cảm giác muốn ở trong nhàdẫn đến sự cô lập với xã hội ngày càng gia tăng. Sự kết hợp của thời tiết lạnh và việc ngại ra ngoài có thể góp phần gây ra cảm giác cô đơn và trầm cảm.

photo-1701765543179

Khí hậu mùa đông dễ khiến cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi.

2. Biện pháp tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng

- Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặc dù khí hậu mùa đông có ít ánh nắng mặt trời nhưng để tăng cường năng lượng cho cơ thể, bạn nên tranh thủ tối đa cơ hội tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên như đi dạo ngoài trời, mở rèm cửa trong những ngày có nắng...

- Duy trì lịch trình ngủ nhất quán: Để ngăn ngừa sự gián đoạn trong nhịp sinh học, bạn nên thiết lập và duy trì lịch trình ngủ đều đặn với mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm và tạo thói quen đi ngủ vào một giờ nhất định.

Thực hiện vệ sinh giấc ngủ, giảm thiểu tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

photo-1701765543766

Duy trì lịch trình giấc ngủ hàng ngày giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể trong mùa đông.

- Duy trì thói quen tập thể dục: Thời tiết lạnh mùa đông dễ khiến bạn nản chí, bỏ thói quen tập thể dục nhưng chính điều này gây ra mức năng lượng thấp. Do đó, để nâng cao tâm trạng, cải thiện mức năng lượng, bạn có thể thực hiện các bài tập tại nhà như yoga hay tại phòng gym.

- Bắt đầu ngày mới bằng thiền: Thực hành thiền buổi sáng có thể giúp giảm lo lắng và trầm cảm mức độ nhẹ, đồng thời giúp bạn có một ngày bình tĩnh hơn, tập trung hơn. Thiền có thể đơn giản như ngồi yên lặng trong vài phút, quan sát hơi thở và suy nghĩ.

Tuy nhiên, bạn không nên gây áp lực cho bản thân. Nên bắt đầu thiền trong 2 phút khi bạn thức dậy với hơi thở sâu và tăng dần lên 10 hoặc 20 phút.

Ngoài ra, bạn có thể thường xuyên gặp gỡ bạn bè và gia đình, trực tiếp hay gọi điện thoại để tăng cường kết nối, giải tỏa sự cô đơn, nâng cao tâm trạng, từ đó tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Biện pháp tăng cường năng lượng trong mùa đông tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Để buổi sáng không vội vàng

Vừa ra đến cửa mới nhớ mình quên đeo khăn quàng đỏ, ngồi sau xe máy của mẹ lại giật mình: “Trời ơi, mình quên thay dép lê!”… Sáng dậy cứ cuống quýt tít mù với mấy thứ nhớ nhớ quên quên ấy cũng đủ khiến bạn mệt muốn lả cả người rồi. Thế thì phải tìm ra phương pháp ngay thôi trước khi bạn thấy sợ buổi sáng nhé!