Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding

Thu Trà
Branding là gì? Khái niệm chính xác về Branding, các bước xây dựng kế hoạch Branding.

Với những người đang làm kinh doanh hay lĩnh vực Truyền thông và Marketing, Branding là một thuật ngữ khá phổ biến. Dẫu vậy không phải ai cũng hiểu hết và bản chất và ý nghĩa thực của khái niệm này. Hãy cùng Thieunien.vn tìm hiểu Branding là gì và Branding  có gì khác biệt so với Marketing.

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 6

1. Branding là gì?

Brand là một từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “thương hiệu” và Branding là một động từ chỉ những hành động để làm nên thương hiệu đó. Theo Jeff Bezos - CEO kiêm nhà sáng lập của Amazon: “Brand là những gì người khác nói về bạn khi không có bạn ở đó”. Nói dễ hiểu thì Brand chính là những ấn tượng hay đặc điểm nhận diện của bạn đối với mọi người. 

Branding chính xác hơn là một chuỗi những hoạt động để thay đổi nhận thức của khách hàng về một thương hiệu thông qua các sản phẩm cụ thể như website, banner, poster, video hay các chiến dịch truyền thông. Những hành động này có mục đích làm nổi bật những đặc điểm nhận dạng của một thương hiệu hoặc một người nào đó để tất cả mọi người ấn tượng từ đó tạo nên bộ nhận diện thương hiệu hay còn gọi là Brand. 

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 3

2. Tại sao cần Branding?

Một thương hiệu rất khó có thể phát triển mạnh khi mọi người không biết họ là ai. Giữa muôn vàn biển quảng cáo ngoài đường, khắp các ngã tư, nếu không có Brand hay Branding, mọi người sẽ rất khó nhận ra biển quảng cáo đó đang nhắc đến sản phẩm gì? 

Như vậy nếu có Branding và  Branding tốt sẽ giúp mọi người có thể nhận diện được thương hiệu từ xa, từ đó giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng. 

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 1

3. Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding

3.1. Nghiên cứu các giá trị nền tảng

Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, sản phẩm hoặc thương hiệu. Trong đó bạn có thể nghiên cứu theo các tiêu chí S.W.O.T, các mô hình sản phẩm, mô hình cạnh tranh và chuỗi giá trị. 

3.2. Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường

Điểm mấu chốt trong bước này đó là tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường, điểm yếu của đối thủ và concept của đối thủ, công cụ S.W.O.T, quy trình truyền thông của đối thủ, trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ và mô hình định vị cạnh tranh. 

3.3. Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu. 

Điểm quan trọng trong bước 3 mà nghiên cứu insight của khách hàng để trả lời cho câu hỏi vì sao khách hàng lại cư xử như vậy và họ thực sự muốn được đối xử như thế nào. Để hoàn thành được bước này bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu quá trình trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. 

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 4

3.4. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

- Thương hiệu đại diện cho điều gì?

- Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?

- Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?

- Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu sẽ là đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn trong khoảng từ 10 - 20 năm. Tầm nhìn sẽ bao gồm hình dung về tương lai và các giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

3.5. Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Đây chính là hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa của doanh nghiệp bạn

3.6. Cá nhân hóa, cá biệt hóa thương hiệu 

Hãy cá nhân hóa, cá biệt hóa thương hiệu của bạn bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu trong đó việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, logo, màu nhận diện, hình ảnh nhận diện là một ví dụ. 

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 2

3.7. Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu

Một thương hiệu sẽ không cần chờ 10 hay 20 năm mới có lịch sử, lịch sử thương hiệu sẽ được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ

3.8. Xây dựng lời hứa của thương hiệu

Đó chính là lời cam kết của thương hiệu đối với khách hàng, phần này sẽ gồm có 2 phần là  tuyên bố và thực thi. Có thể nói xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, chính vì vậy những ai đang ấp ủ mong muốn khởi nghiệp để xây dựng một thương hiệu cho riêng mình cần phải có tâm và có tài.

Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding - Ảnh 5

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Branding là gì? Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch Branding tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.