Cận cảnh cây cổ thụ cao nhất thế giới: Sánh ngang toà nhà 30 tầng!

Theo đo đạc, cây hồng sam Hyperion cao 115,55 mét, tương đương một tòa nhà 30 tầng. Cây có thể tích ước tính khoảng 530 m3, tuổi từ 700 đến 800 năm.
Nằm ở bang California của Mỹ, cây hồng sam (Sequoia sempervirens) có tên Hyperion được công nhận là cây cao nhất thế giới còn sống cho tới nay. Ảnh: National Geographic.

Nằm ở bang California của Mỹ, cây hồng sam (Sequoia sempervirens) có tên Hyperion được công nhận là cây cao nhất thế giới còn sống cho tới nay. Ảnh: National Geographic.

Cây cổ thụ này được các nhà tự nhiên học Chris Atkins và Michael Taylor phát hiện vào ngày 25/8/2006 ở một khu vực hẻo lánh của Công viên Quốc gia Redwood. Ảnh: Click Orlando.

Cây cổ thụ này được các nhà tự nhiên học Chris Atkins và Michael Taylor phát hiện vào ngày 25/8/2006 ở một khu vực hẻo lánh của Công viên Quốc gia Redwood. Ảnh: Click Orlando.

Theo đo đạc, Hyperion cao 115,55 mét, tương đương một tòa nhà 30 tầng. Cây có thể tích ước tính khoảng 530 m3, tuổi từ 700 đến 800 năm. Ảnh: Treehugger.

Theo đo đạc, Hyperion cao 115,55 mét, tương đương một tòa nhà 30 tầng. Cây có thể tích ước tính khoảng 530 m3, tuổi từ 700 đến 800 năm. Ảnh: Treehugger.

Cây được đặt tên theo thần Hyperion trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một trong 12 vị thần Titan, là con của thần Uranus (Bầu trời) và nữ thần Gaia (Đất mẹ), là chồng của nữ thần Theia, cha của thần Helios (Mặt trời), nữ thần Selene (Mặt trăng) và nữ thần Eos (Rạng đông). Ảnh: AccuWeather.

Cây được đặt tên theo thần Hyperion trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một trong 12 vị thần Titan, là con của thần Uranus (Bầu trời) và nữ thần Gaia (Đất mẹ), là chồng của nữ thần Theia, cha của thần Helios (Mặt trời), nữ thần Selene (Mặt trăng) và nữ thần Eos (Rạng đông). Ảnh: AccuWeather.

Vị trí chính xác của cây Hyperion trên danh nghĩa là bí mật nhưng một số người đã tìm ra và tung lên internet. Rất nhiều người khác đã cố gắng đến chiêm ngưỡng tận mắt cây hồng sam kỳ vĩ này. Ảnh: San Francisco Chronicle.

Vị trí chính xác của cây Hyperion trên danh nghĩa là bí mật nhưng một số người đã tìm ra và tung lên internet. Rất nhiều người khác đã cố gắng đến chiêm ngưỡng tận mắt cây hồng sam kỳ vĩ này. Ảnh: San Francisco Chronicle.

Theo các mô tả, Hyperion nằm trong một khu vực rừng sâu không có con đường mòn nào dẫn đến. Để tiếp cận cây phải mất rất nhiều thời gian xuyên qua thảm thực vật rậm rạp theo định vị GPS. Ảnh: SFGATE.

Theo các mô tả, Hyperion nằm trong một khu vực rừng sâu không có con đường mòn nào dẫn đến. Để tiếp cận cây phải mất rất nhiều thời gian xuyên qua thảm thực vật rậm rạp theo định vị GPS. Ảnh: SFGATE.

Vào tháng 7/2022, giám đốc Công viên Quốc gia Redwood đã đóng cửa toàn bộ khu vực xung quanh Hyperion để ngăn chặn sự tàn phá môi trường sống do du khách gây ra. Ảnh: Apartment Therapy.

Vào tháng 7/2022, giám đốc Công viên Quốc gia Redwood đã đóng cửa toàn bộ khu vực xung quanh Hyperion để ngăn chặn sự tàn phá môi trường sống do du khách gây ra. Ảnh: Apartment Therapy.

Ngoài Hyperion, Công viên Redwood cũng có những cây hồng sam cao thứ hai và thứ ba được biết đến, có tên là Helios và Icarus. Ảnh: Uprooted Traveler.

Ngoài Hyperion, Công viên Redwood cũng có những cây hồng sam cao thứ hai và thứ ba được biết đến, có tên là Helios và Icarus. Ảnh: Uprooted Traveler.

Trên phương diện khoa học, hồng sam là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Không chỉ có chiều cao gây choáng ngợp, loài cây này còn có thể sống lâu tới hơn 2000 năm. Ảnh: More Than Just Parks.

Trên phương diện khoa học, hồng sam là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Không chỉ có chiều cao gây choáng ngợp, loài cây này còn có thể sống lâu tới hơn 2000 năm. Ảnh: More Than Just Parks.

Trong quá khứ, hồng sam từng bao phủ diện tích rộng trên 8000 km2 ở hai bang Oregon và California của Mỹ. Từ giữa thế kỷ 19, chúng bị con người khai thác để lấy gỗ trên quy mô lớn. Ảnh: Visit Redwoods.

Trong quá khứ, hồng sam từng bao phủ diện tích rộng trên 8000 km2 ở hai bang Oregon và California của Mỹ. Từ giữa thế kỷ 19, chúng bị con người khai thác để lấy gỗ trên quy mô lớn. Ảnh: Visit Redwoods.

Ngày nay những khu rừng hồng sam nguyên thủy còn rại rất ít. Theo ước tính, khoảng 70% cây hồng sam cổ thụ đã chết do bị con người triệt hạ và sự biến động môi sinh. Ảnh: Renee Roaming.

Ngày nay những khu rừng hồng sam nguyên thủy còn rại rất ít. Theo ước tính, khoảng 70% cây hồng sam cổ thụ đã chết do bị con người triệt hạ và sự biến động môi sinh. Ảnh: Renee Roaming.

(theo TT&CS)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh cây cổ thụ cao nhất thế giới: Sánh ngang toà nhà 30 tầng! tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Đấu trường nhan sắc dành cho các "boss" mèo

Cuộc thi mèo đẹp quốc tế của Hiệp hội mèo Cat Fancier Association (CFA) tại Việt Nam vừa diễn ra với sự tham gia của hơn 100 “thí sinh” mèo đến từ các quốc gia trên thế giới: mèo Anh lông ngắn, mèo Sphinx, mèo Ragdoll, mèo Ba Tư, mèo Exotic, mèo Lykoi, mèo Maine coon...

Trông ngon quá mà không ăn được

Những đĩa thức ăn mà bạn thấy trên hai trang báo này trông thật hấp dẫn, tiếc thay là lại không thể ăn được. Đơn giản vì chúng được làm từ những… sợi len.