Chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý đưa lời khuyên giúp teen mùa thi cử

Nguyễn Như Quỳnh
Trước mỗi mùa thi, teen và pama đều đứng trước những áp lực, căng thẳng. Chuyên gia về dinh dưỡng và tâm lý học đường dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích.

Quan tâm chăm sóc, nhưng chưa đủ...

Cô Nguyễn Thanh Thủy (phố Ái Mộ, quận Long Biên) chia sẻ, năm nay con gái bước vào kì thi "bước ngoặt" nên học 6 buổi/tuần ở các trung tâm luyện thi; thời gian còn lại bạn ấy cũng luôn vùi đầu vào sách vở. Áp lực này nhiều khiến cô và gia đình lo lắng bị “quá tải”, dẫn đến sức khỏe sa sút, tâm lý không ổn định. Vì thế, mỗi ngày cô đều chuẩn bị khẩu phần ăn uống đặc biệt, gồm những thực phẩm được cho là tốt nhất cho sức khỏe. 

Các thí sinh cần có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái để bước vào kỳ thi một cách hiệu quả nhất. 

Tương tự, gia đình chú Lê Tuấn Anh (ở phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa) không những chăm lo việc ăn, ngủ chu đáo, chiều theo gần như mọi ý thích của bạn ý mà còn cẩn thận đưa đi khám ở Viện Dinh dưỡng quốc gia, mua sản phẩm bổ sung vi chất vào chế độ ăn uống…

Trên đây chỉ là hai trong số nhiều ví dụ về sự quan tâm, chăm sóc của các bậc pama khi kỳ thi quan trọng của teen đang đến gần. Nhìn qua, tưởng đó là việc làm mang lại cho các bạn ấy sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất, tuy nhiên đây chỉ là cách biểu hiện thiên về cảm tính. Theo cách nhìn nhận của các chuyên gia dinh dưỡng, y tế học đường thì sự quan tâm như trên còn không ít hạn chế.

Chuyên gia tâm lý học đường Nguyễn Hà Thanh, giảng viên Trường Đại học FPT nhận định: Trong điều kiện hiện nay, sĩ tử dù ở thành thị hay nông thôn cơ bản đều được gia đình chăm sóc khá đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần trước mỗi kỳ thi quan trọng. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh do thiếu kiến thức kỹ năng hoặc chăm sóc theo chủ quan, cảm tính, khiến các bạn chưa thực sự có được sức khỏe tốt. Điều này khiến nhiều sĩ tử rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, mất cân bằng...

Tạo sự thoải mái về tinh thần

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thanh, để chăm sóc đúng phương pháp, có hiệu quả, giúp sĩ tử có tâm lý thoải mái, gia đình chú ý tạo cho tween không khí vui vẻ. Đặc biệt, cần tránh việc hỏi các bạn ấy quá nhiều về việc học hành thi cử, vì trong bản thân chúng đã luôn thường trực điều đó. Đồng thời, cũng không bình phẩm tiêu cực về tình hình học hành, thi cử, khiến các ấy thêm căng thẳng. Việc trao sự tin tưởng bằng tinh thần quan trọng hơn việc nói hay ra lệnh cho các ấy phải cố gắng. Càng cận ngày thi và trong những ngày thi, pama nên hướng cho teen học và thi dứt điểm từng môn. Thậm chí, cân nhắc xem xét đáp án sau mỗi môn thi, còn lại phải dành thời gian cho môn kế tiếp. 

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên các bậc phụ huynh cần quan tâm chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cụ thể cho sĩ tử như: Ngủ đủ giấc (khoảng 6-8 tiếng một ngày); ngủ sớm, dậy sớm (buổi tối nên học bài từ 19h, ngủ trước lúc 23h, sáng dậy lúc 5h học bài); nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ để bộ não được nghỉ ngơi, tránh tình trạng cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon, dẫn đến ăn mất ngon, khó tiêu, suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó giảm năng suất học tập. 

Tiếp đó, ăn đủ chất với những thực phẩm dễ tiêu hóa như: Trứng, nấm, đậu phụ, các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... cùng các loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: Dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm... Bác sĩ Hải cũng lưu ý, tránh xa đồ ăn nhanh và cần uống mỗi ngày 2 lít nước. Bên cạnh đó, bác sĩ Hải cho rằng, sĩ tử cần suy nghĩ tích cực, nên nghe nhạc cổ điển, vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp xe, thiền…

Những lời khuyên của các chuyên gia tâm lý học đường và chuyên gia dinh dưỡng là định hướng giúp sĩ tử có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, từ đó bước vào kỳ thi một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều này, sĩ tử rất cần sự đồng hành hỗ trợ tích cực, đúng cách, khoa học của các bậc phụ huynh.

Theo Hanoimoi

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý đưa lời khuyên giúp teen mùa thi cử tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.