Chuyên gia tiết lội 9 lí do khiến teen chưa vâng lời pama

Nguyễn Như Quỳnh
Vâng lời cha mẹ là một trong những biểu hiện ngoan ngoãn mà teen cần thực hiện. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng nghe lời pama. Vì sao thế ?

Mỗi khi các bạn ấy có điều gì đó không ngoan, cha mẹ thường nghĩ con mình tệ. Liệu điều đó có phải?

TS Vũ Thu Hương (Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra 9 nguyên do "Tại sao con chưa nghe lời pama":

1. Hiệu quả của việc dạy dỗ bằng lời thường không cao.

Theo chuyên gia, khi pama dự định nói điều gì thường chỉ truyền đạt được 80- 70% ý muốn nói, chưa kể câu cú còn ngắn gọn và quá khó hiểu. 

Ví dụ:

- À, mẹ đã bảo không được làm thế cơ mà. (Một câu như vậy khiến teen khó thể hiểu được. Làm thế là làm cái gì? Tại sao không được làm như vậy? Con đã làm điều đó khi nào? Tác hại ra sao? Nếu câu nói này đặt trong một ngữ cảnh là mẹ và con đang bàn bạc về món gì đó thì con có thể hiểu được một chút. Nhưng không hiếm các bà mẹ/ông bố nghĩ sao nói đó, vừa gặp các bạn ấy đã ngay lập tức nói ra 1 câu như vậy mà không biết rằng con không hề biết mình đang nghĩ gì trong đầu.

Một vài trường hợp, từ miệng pama đến tai còn chỉ còn 40 – 50%. Đôi khi con mải gì đó thì câu cú nghe không rõ, có khi chỉ còn độ 20% thôi. Con nghe và nếu suy nghĩ về câu nói đó thì còn ngấm vào não, không có khi trượt qua mà con chẳng biết bố mẹ nói gì. Vì thế, vào đến não con có khi chỉ còn từ 10 – 20% thôi.

Do vậy, nếu pama cứ nghĩ đã nói với con xong nghĩa là dạy con rồi thì rõ ràng là không thể hi vọng con thay đổi hoặc ngoan ngoãn hơn. 

2. Cha mẹ hay áp đặt.

Hầu hết các ấy đều đã trải qua chuyện này, đúng chứ. Khi teen muốn làm một việc gì đó, mà theo pama điều này là không tốt thì cha mẹ tuyên bố cấm nhưng không hề nói lý do cấm là gì.

Hầu hết teen khi bị cấm nghĩa là cảm thấy món đó thú vị lắm, vậy thì ta nên thử khi nào cha mẹ không để ý là "okie".

Bởi thế, nếu câu nói nào cũng là các câu áp đặt thì rõ ràng không hiệu quả chút nào. Bởi teen sớm sinh ra khả năng phản kháng, loại bỏ lời dạy bảo đó ra khỏi đầu và tìm cách làm ngược lại những gì cha mẹ đã nói.

3. Cha mẹ hay hô khẩu hiểu.

"Con phải… con phải…. con phải… "; khi con làm không được, pama chửi mắng và tỏ thái độ thất vọng rõ rệt, thậm chí xỉ nhục con.

Điều này không làm cho con giỏi giang, ngoan hơn đâu nhé, chỉ khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con xa hơn thôi. Khi đó, các bạn ý sẽ nghĩ cha mẹ không hiểu mình, không tôn trọng mình. Về lâu dài, có thể hình thành tính cách thiếu tự tin, co mình lại và tránh né cha mẹ.

4. Luôn nói những lý thuyết rất đẹp, đôi khi không tưởng

TS Hương cho rằng, các cha mẹ thường vẽ bản thân tuyệt đẹp, giỏi giang, tài hoa và nghĩ con cần nhìn đó để học tập. Thực tế việc học tập ai đó là điều không dễ trừ khi có sự ngưỡng mộ vô cùng lớn. Vì thế, việc này khiến các bạn cảm thấy quá khó khăn (nên tốt nhất là chẳng làm). Hơn nữa, pama cũng không thật sự lý tưởng như họ nói đâu. Là con người, ai cũng có sai lầm cả, cha mẹ luôn khoe mình giỏi giang, tốt đẹp thì con sẽ sớm nhận ra điều đó không thật. Con sẽ thấy cha mẹ nhiều vấn đề, nhiều sai lầm. Lúc đó, hình ảnh trong con là cha mẹ khoác lác nhiều hơn là tin vào những điều cha mẹ nói.

Dạy con bằng lời không hề hiệu quả, pama cần tìm những phương pháp khác. 

5. Luôn nghĩ rằng cần phải khuyên răn con bằng những lời lẽ đẹp

Thực tế thì việc dạy các bạn ý không nhất thiết phải là nói những lí thuyết đẹp. Đôi khi, va vấp của cha mẹ thời trẻ, những tính xấu của cha mẹ để lại hậu quả này nọ lại là bài học thú vị để con sửa mình.

6. Cha mẹ hay lấy người khác ra làm gương

Đây là điều hầu hết teen chúng mình ghét nhất ở cha mẹ mình, hiệu ứng "con nhà người ta" phải chưa nào.

Nhiều bạn đã nảy sinh suy nghĩ bất bình như: Bố mẹ dốt thế thì con sao giỏi được.

7. Cha mẹ không nhất quán

Khi đã tuyên bố một câu nào đó, cha mẹ cần phải thực hiện trước sau như một. TS Hương đưa ra ví dụ, có mama dọa con là nếu không học hành tử tế sẽ cho ở nhà một mình lúc cả nhà đi chơi nhưng sau đó lại thương con mà cho con đi theo. Điều này làm cho các bạn ấy cảm thấy lời nói của cha mẹ không chắc chắn, chúng không tin tưởng và nghĩ rằng không việc gì phải sợ mấy lời đe dọa đó.

8. Nhắc nhở teen quá nhiều

Điều này ban đầu thì không sao, teen chỉ hơi ỉ lại một chút. Nhưng đến khi các bạn ý vào tuổi dậy thì, khi cơ thể đang có những biến đổi rất dễ cáu gắt. Lúc này, những lời nhắc nhở liên tục làm con rất khó chịu, bực bội. Con có cảm giác bị giam hãm, bị giám sát. Con nghĩ cha mẹ không tin tưởng mình. Vì thế, con sẽ phá phách và làm nhiều chuyện vượt rào.

9. Luôn nghĩ con mình đặc biệt, bướng đặc biệt, lì đặc biệt, ….

Khi có những nhận định này, các pama có xu hướng buông xuôi hoặc tỏ thái độ bất lực khi con không vâng lời. Lúc đó, khoảng cách giữa cha mẹ và con càng xa hơn, khó hiểu và cảm thông với nhau hơn.

Chia sẻ từ TS Vũ Thu Hương

Quỳnh Nguyên (ghi) 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia tiết lội 9 lí do khiến teen chưa vâng lời pama tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?