Co giật ở trẻ, chớ coi thường!

Nguyễn Như Quỳnh
Hiện tượng co giật ở trẻ có thể do các bệnh thần kinh, sốt cao, rối loạn trao đổi chất, hậu quả chấn thương…

Quan trọng nhất là phải bảo vệ đầu trẻ khỏi bị chấn thương trong quá trình bị co giật.

- Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu ngửa về phía sau để dễ thở hơn.

- Không nhất thiết phải đặt vật cứng (ví dụ như chiếc thìa) giữa hai hàm của trẻ, vì đặt vật cứng chèn giữa hai hàm có thể làm tổn thương răng, lợi của trẻ và tránh để để dị vật, rớt dãi, nước miếng hay máu (khi bị chảy máu) lọt vào đường thở.

- Trong trường hợp trẻ bị lên cơn động kinh (cơn co giật mạnh) cần đề phòng trả căn phải lưỡi, môi. Khi đó nên đặt giữa hai hàm răng của trẻ một chiếc thìa được bọc vải hoặc bằng khăn mùi xoa cuộn chặt…

Hãy cùng xem những trường hợp cụ thể nhé:

1. Sốt co giật

Hiện tượng này thường xảy ra ở những trẻ bị sốt trên 38 độ C trong thời gian mắc bệnh truyền nhiễm như: sốt virut, cúm, viêm tai, viêm phổi…

Sốt co giật rất hay xảy ra ở trẻ dưới một năm tuổi, tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể kéo dài đến độ tuổi lớn hơn. Những trẻ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh có nguy cơ cao bị sốt co giật.

Phương pháp:

- Khi bị co giật do sốt cao cần đặt trẻ nằm lên giường và lau bằng khăn ướt.

- Có thể cho trẻ uống một liều paracetamol.

- Nếu bị sốt co giật tái phát phải cho trẻ đến khám bác sĩ.

2. Co giật do kích ứng hệ thần kinh

Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ khóc nhiều kéo theo hiện tượng ngạt thở.

Loại co giật này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi có hệ thần kinh quá nhạy cảm và dễ bị kích động. Khi hét to hay khóc nhiều trẻ bị ngạt thở, da tím tái, có thể mất tri giác trong thời gian ngắn và co giật gia tăng.

Phương pháp:

- Trong trường hợp này, pama phải thật bình tĩnh.

- Khôi phục nhịp thở cho trẻ bằng cách tát nhẹ vào má và xoa nước lạnh lên mặt trẻ.

- Nếu trẻ bị mất tri giác, phải cho ngửi amoniac (nước tiểu trẻ con), phải giữ yên đầu trẻ để tránh bị tổn thương.

3. Co giật dạng co thắt

Hiện tượng này thường xảy ra do thiếu hụt canxi.

Co giật này hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi đang phải điều trị bệnh còi xương với chỉ định vitamin D liều cao hoặc trong quá trình tổng hợp vitamin này dưới da của trẻ vào mùa xuân (khi cho trẻ tắm nắng) và quá trình tổng hợp này làm lượng canxi trong máu trẻ bị thiếu hụt.

Dạng co giật này thường bắt đầu với hiện tượng co thắt cơ tay, sau đến chân, tiếp đến là hiện tượng căng hệ cơ mặt, rồi co rút cơ cổ họng (lúc này trẻ có giọng rất lạ). Trong những trường hợp nặng, hiện tượng co rút có thể xuất hiện toàn thân,, tay, chân và kèm theo hiện tượng mất tri giác.

Phương pháp:

- Cho trẻ bổ sung canxi.

- Nếu trẻ bị nôn và nuốt, ngậm dịch nôn, có hiện tượng ngừng thở hay bị co giật kéo dài trên 15 phút phải nhờ tới sự trợ giúp khẩn cấp của bác sĩ.

Khi trẻ bị nôn, nhất thiết phải dùng ngón tay bọc gạc lấy sạch rớt, dãi trong mồm trẻ. Nếu trẻ bị ngừng thở phải làm hô hấp nhân tạo cho trẻ bằng các thiết bị chuyên dụng hoặc phương pháp hà hơi thổi ngạt.

Khải Minh

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Co giật ở trẻ, chớ coi thường! tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.