Công khai toàn bộ tên, bằng cấp giáo viên mầm non

Phan Thoa
Bởi ở các trường tư thục, đôi khi giáo viên thay đổi công việc liên tục. Sự giám sát này cũng cần được thực hiện ở các trường công lập.

Báo Lao động cho biết, “Vấn đề cốt lõi là việc cấp phép cho trường đang có vấn đề, đồng thời các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo cho sự an toàn của trẻ không đạt, việc xử lý giám sát kém” là nhận định của ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT- về việc cấp phép và quản lý trường mầm non.

Ảnh minh họa.

Để xảy ra các vụ bạo hành thì việc trước mắt cần xem xét công tác quản lý của địa phương. Ở đây, vấn đề cốt lõi là cấp phép cho trường có vấn đề, đồng thời các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo cho sự an toàn của trẻ không đạt, việc xử lý giám sát kém.

“Thường thì chỉ khi nào cộng đồng mạng, truyền thông đưa ra các vụ bạo hành, các cơ quan chức năng mới xử lý là muộn. Điều này cho thấy việc giám sát chưa đủ để giáo viên và cán bộ quản lý thấy sự răn đe, sẽ bị phạt nghiêm nếu vi phạm. Thậm chí, nhiều khi giáo viên vi phạm quyền trẻ em mà họ không biết đó là vi phạm, hoặc là các giải pháp để phòng tránh như thế nào”, ông Minh nhận định.

Trả lời Tri thức trực tuyến, ông Nguyễn Bá Minh cho hay, hiện tại, chế độ chính sách giáo viên mầm non chưa đảm bảo, các giáo viên rất vất vả, áp lực cả về thời gian và công việc. Tiền lương của giáo viên chưa thỏa đáng so với công sức các cô xảy ra. Vấn đề này cũng được đề xuất để cải thiện đời sống cho giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc cấp phép cho các trường ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp tư thục.

Ngay sau khi sự việc ở TP.HCM được nêu ra, Bộ GD&ĐT đã trao đổi với Vụ giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất giải pháp tổng rà soát lại việc cấp phép, điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường lớp tư thục, tăng cường hai đối tượng giám sát là người cấp phép và giáo viên.

Đồng thời, cần áp dụng triển khai sử dụng camera, đường dây nóng tại các trường lớp. Thông tin như tên giáo viên, bằng cấp, cần được công khai trên cổng thông tin điện tử tại các quận huyện để người dân giám sát. Bởi ở các trường tư thục, đôi khi giáo viên thay đổi công việc liên tục. Sự giám sát này cũng cần được thực hiện ở các trường công lập. 

Trước đó, VOV cho hay, theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, để hạn chế rồi đi đến chấm dứt tình trạng này, chỉ còn cách kiểm soát gắt gao hoạt động các nhóm lớp. Cơ sở nào không chấp hành thì nghiêm túc xử lý, đóng cửa. Nếu vi phạm pháp luật, cần chọn khung hình phạt cao nhất để răn đe. Giải pháp tốt nhất bây giờ là giám sát bằng camera.

Bà Nguyễn Thị Thu nói: “Vấn đề bây giờ là chúng ta phải nghiên cứu xem nên gắn camera ở đâu để theo dõi được hành vi của các cô trong quá trình nuôi dạy trẻ. Dứt khoát nơi các cô dạy trẻ học hay vị trí thường xuyên tiếp xúc với trẻ trong ngày cần phải có camera theo dõi. Qua vụ việc này thì chúng ta không thể chậm trễ hơn được nữa. Đối với những điểm xin mở lớp mầm non tư thục sắp tới, tôi đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM và các quận, huyện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này”.

Minh Anh (tổng hợp)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Công khai toàn bộ tên, bằng cấp giáo viên mầm non tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.