Điều thiếu nhi muốn nói qua những bức tranh

TP
Qua những bức tranh gửi tham gia cuộc thi “Lắng nghe con nói”, các bạn thiếu nhi dân tộc thiểu số muốn gửi thông điệp tới người lớn về hạnh phúc gia đình.

Cuộc thi “Lắng nghe con nói” được phối hợp tổ chức bởi Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng Đội T.Ư nằm trong khuôn khổ Dự án 8 nhằm “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Trong đó, phần thi tranh vẽ đã nhận được sự hưởng ứng của các bạn thiếu nhi dân tộc thiểu số trên toàn quốc. Trong 4 tháng, Ban Tổ chức đã nhận được 12.718 tranh vẽ của các bạn thiếu nhi. Mỗi bức tranh đều thể hiện ước mơ của các bạn về cuộc sống gia đình hạnh phúc, quan điểm về bất bình đẳng giới, nỗi lo toan trong cuộc sống,…

Dưới đây là những bức tranh tiêu biểu, được Ban Giám khảo đánh giá cao về đề tài và cách thể hiện.

Bình đẳng giới chính là nguồn “lửa ấm” của gia đình và xã hội. Tranh của bạn Nguyễn Ngọc Bảo An và Nguyễn Bùi Thủy Ngọc.

Tình trạng trọng nam, gia trưởng vẫn diễn ra phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Vì lẽ đó, bạn Hà Thị Thanh Hiền (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã vẽ lên bức tranh gia đình cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi công việc.

Hình ảnh người cha vui vẻ dắt tay 3 cô con gái như một lời khẳng định về bình đẳng nam nữ, loại bỏ tình trạng trọng nam, khinh nữ.

Niềm vui của Gia Như (trường TH-THCS Đồng Lâm 2, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là mỗi lần bố về thăm nhà và được tặng thật nhiều quà. Bố của bạn là người chiến sĩ quân đội đóng quân xa nhà.

Thay vì dùng đòn roi, bố hãy lắng nghe con nói và hãy yêu thương mẹ. Đó là thông điệp của bạn Nguyễn Ngọc Bảo An (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).

Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc là điều may mắn với mọi trẻ em. Tranh của bạn Lò Thành Minh Châu (trường THCS Mộc Ly, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).

Con sinh ra dù mang giới tính nào cũng đều xứng đáng nhận được tình yêu của cha mẹ. Đó là thông điệp của bạn Bùi Thị Tường Vy (lớp 7C1, trường THCS&THPT Phú Tân, tỉnh An Giang).

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Điều thiếu nhi muốn nói qua những bức tranh tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Vì sao tớ yêu Tết?

Tết là khoảng thời gian tuyệt vời, khác hẳn với những ngày thường trong năm. Thế nhưng, với mỗi người, Tết lại mang một ý nghĩa riêng thật đặc biệt. Cùng khám phá xem các “teen” thường làm gì vào dịp Tết và 1001 lý do vì sao các bạn ấy lại thích Tết nhé!

Tết ở nơi đầu sóng

Là người yêu biển đảo quê hương tha thiết và đã có nhiều dịp đến với Trường Sa, chú Trần Vũ Thành - Chủ tịch Hội Biển đảo Việt Nam có rất nhiều kỷ niệm gắn bó máu thịt với quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, mời các bạn cùng Nhi Đồng trò chuyện với chú Trần Vũ Thành và lắng nghe chú kể những câu chuyện đặc biệt về Tết nơi đầu sóng nhé!

Bố giữ biển trời - con giữ niềm tin yêu

Khi có bố là chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang canh giữ vùng biển trời biên cương của Tổ quốc, các bạn thiếu nhi vừa có niềm tự hào, vừa có nỗi nhớ thương khôn nguôi bởi bố thường xuyên vắng nhà ngay cả khi Tết đến, Xuân về

14 năm vẽ Mẹ Việt nam Anh hùng

Trong suốt 14 năm liền, họa sĩ Đặng Ái Việt đã rong ruổi hơn 160.000km trên khắp đất nước cùng 4 chiếc xe máy. Bắt đầu hành trình khi 62 tuổi, đến nay đã gần 80, bà đã hoàn thành kỳ tích độc nhất: vẽ chân dung 3.157 Mẹ Việt Nam anh hùng.