Hành trình vượt suối, băng rừng đi học của nữ sinh vùng Himalaya

Nguyễn Hà
Ngày nào cũng vậy, 2 nữ sinh sống tại một ngôi làng xa xôi và gần như tách biệt với thế giới bên ngoài trên dãy núi Himalaya phải vượt qua những cung đường nguy hiểm để đến trường.

Syaba là một trong hàng trăm ngôi làng nằm vắt vẻo trên những dãy núi cheo leo của vùng Himalaya. Nó gần như tách biệt với thế giới bên ngoài bởi thiếu đường cho xe đi lại.

Trong làng không có trường học. Do đó, những đứa trẻ ở đây phải đến những vùng lân cận để theo đuổi việc học tập. Radhika và Yashoda là hai trong số đó.

Ngày nào cũng vậy, hai chị em không quản ngại khó khăn khi băng rừng, vượt suối để đến lớp. Sáu tiếng là tổng thời gian chúng bỏ ra mỗi ngày để thực hiện hành trình từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

Câu chuyện của hai cô bạn

Đó là buổi sáng đầy nắng giữa mùa mưa. 5h sáng, hai chị em Radhika và Yashoda đã tỉnh giấc và ra ban công để rửa mặt. Hai chị em cười nói và trêu đùa xem ai sẽ nhận được thêm bánh vào bữa sáng.

Không khí vui tươi khiến mọi người chẳng thể ngờ chỉ tầm nửa tiếng nữa, hai nữ sinh này sẽ bắt đầu một hành trình nguy hiểm để đến trường.

Hai chị em sẽ phải bách bộ qua những quả núi cheo leo, băng qua rừng rậm và vượt qua một con sông chảy siết.

Nhưng trước hết, hai chị em phải đến thăm một ngôi đền Hindu ở trung tâm Syaba, một ngôi làng chỉ có 500 cư dân thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ. Những tiếng chuông ngân vang tại đây như đang cầu xin các vị thần hãy bảo vệ hai chị em.

Theo BBC, Radhika và Yashoda là 2 trong số 6 thanh thiếu niên của làng phải băng rừng, vượt núi để đi học mỗi ngày.

Ngôi làng của hai nữ sinh. Ảnh: BBC.

Vẫy tay chào khi bóng con dần xa khuất, người cha nở nụ cười trên môi nhưng trái tim đầy thấp thỏm và âu lo.

Hành trình khó khăn này là cách duy nhất để những cô gái đi tới các thị trấn xa như Maneri và Malla, nơi trường của các bạn ở đó.

Băng rừng thẳm đầy hùm beo, vượt sông sâu chảy siết

Với hành trang là sách vở và bữa trưa, Radhika và Yashoda lần theo con đường hẹp lởm chởm đá men theo vách núi để ra khỏi làng. Chỉ với một sơ xảy nhỏ, đất đá trên đường có thể bị lún, sụt và cuốn theo hai cô bạn.

Bên cạnh đó, khu rừng chứa đầy nguy hiểm tiềm tàng bởi nơi đây thường xuyên có gấu và báo xuất hiện. Tuy nhiên, phần khó khăn nhất của hành trình đang nằm ở phía trước. Sau khoảng 2 tiếng đi bộ, chúng đến bờ sông Bhagirathi.

Đường đến trường gian nan của hai cô gái. Ảnh: BBC.

Tại đây, hai nữ sinh phải tự kéo mình sang bên kia sông, trong chiếc xe đẩy nhỏ treo trên một sợi cáp. Bên dưới là dòng nước chảy xiết.

Công việc này đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt khi trời mưa, việc kéo xe sang sông trở nên khó khăn hơn. Radhika và Yashoda cho biết nhiều người trong làng không cẩn thận nên đã bị thương, thậm chí mất cả ngón tay khi băng sông bằng cáp.

 “Chúng mình phải giữ chặt xe đẩy để không bị rơi xuống nước”, Yashoda nói.

Cô bạn kể về một người anh họ của mình đã bị mắc kẹt trong dây thừng và rơi xuống sông. Tuy nhiên, anh đã may mắn khi được cứu.

“Chúng mình phải cẩn thận với chất bôi trơn trên dây. Tay của chúng cháu có thể lấm lem dầu mỡ song chúng mình vẫn cố giữ quần áo sạch sẽ. Quần đồng phục của chúng mình có màu trắng nên những vết bẩn trên đó sẽ dễ dàng thấy”, nữ sinh cho hay.

Sau khi sang bờ phía bắc một cách an toàn, Radhika và Yashoda chỉ cần chờ taxi để đưa chúng đến trường.

Có khoảng 200 ngôi làng giống như Syaba trong vùng núi bang Uttarakhand, cách thủ đô Delhi 400 km. Một số nơi xe cộ có thể tiếp cận song hầu hết phải đi bộ.

Yêu những điều nhỏ nhoi

Không muốn kết hôn ở độ tuổi quá trẻ như cha mẹ, cả hai đều muốn tiếp tục con đường học tập. Tuy nhiên, Yashoda mơ ước trở thành cảnh sát trong khi Radhika muốn là cô giáo.

Trong khi Yashoda nghiêm túc và yên lặng, Radhika ngừng trò chuyện vài giây để cúi xuống lấy con vắt ra khỏi chân.

Vắt xuất hiện rất nhiều trên những con đường lầy lội trong mùa mưa. Tuy nhiên, Radhika không nghĩ nhiều về chúng.

Giống như chị gái, Radhika yêu ngôi làng và tất cả những gì xung quanh.

 “Khi trời mưa, chúng mình thường nhìn thấy nhiều thác nước nhỏ trên núi. Nếu đến từ thành phố mọi người có thể sẽ bị mê hoặc bởi những thác nước này”, Yashoda nói.

Bạn cho biết vào mùa đông, lá cây rụng xuống đất như thể ai đó trải thảm đỏ để đón một người quan trọng vào làng.

Trên đường đến trường, hai chị em thường dừng lại uống một chút nước và hái vài quả dưa chuột dại.

Ngày cuối tuần và những giấc mơ

Vào một buổi chiều chủ nhật yên tĩnh, Yashoda ngồi trên giường và bật các bài hát trong khi Radhika quấn một chiếc khăn hồng quanh đầu và nhảy múa.

"Đôi khi, chúng mình mơ về những hồn ma. Đôi khi, chúng mình mơ về em trai. Nó đang trọ dưới thành phố để tiện cho việc học tập. Chúng mình chỉ gặp nó vào cuối tuần".

Phần lớn trẻ em ở làng Syaba bỏ học sau khi học hết lớp 9.

Nếu muốn theo đuổi chương trình giáo dục đại học, chúng phải xa gia đình và đến thành phố thuê chỗ ở. Tuy nhiên, hầu hết gia đình ở đây không đủ điều kiện kinh tế.

Theo Zing

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hành trình vượt suối, băng rừng đi học của nữ sinh vùng Himalaya tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này