Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù

Thạch Lam
Khi bạn đam mê Hóa học nhưng mẹ lại bắt đi pha nước chấm, thành quả đúng không chê được điểm gì. Vừa có nước chấm ngon vừa học luôn cả Hóa nè mọi người ơi!

Mùa dịch, muốn pha chén nước chấm ngon mà chưa chắc chắn lắm thì chỉ có lên mạng xem cách làm thôi. Thế nhưng, khi mở ra toàn nghe thấy cái gì mà C12H22O11 rồi Natri Clorua. Giật bắn mình cứ tưởng là mở nhầm sang video dạy Hóa học nên phải lật đật xem lại tiêu đề có đúng không.

Vâng, những gì bạn vừa nghe thấy không hề nhầm lẫn chút nào, nó chính xác là video dạy pha nước chấm chua ngọt. Chỉ có điều, người hướng dẫn dường như là… giáo viên dạy Hóa hoặc học sinh giỏi Hóa.

Theo lời chia sẻ của chủ clip, đầu tiên đây là món nước chấm "thần thánh" và khá phức tạp. Nghe thôi đã thấy tò mò rồi, cộng thêm chủ clip còn dặn dò thêm: "Mấy bạn chải đầu buộc tóc gọn gàng rồi hãy coi tiếp khúc sau". Điều này chứng tỏ đây là một công thức nước chấm có 1-0-2.

Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù - Ảnh 1
Các nguyên liệu để làm món nước chấm "thần thánh".

Nghe thế chứ chắc hẳn ai ai cũng đang ngồi ngay ngắn để chuẩn bị tinh thần rồi. Và quả nhiên, chủ clip đã không làm mọi người thất vọng. Phần giới thiệu nguyên liệu cứ phải khiến dân tình đặt nhiều dấu hỏi: "Ở đây có tắc, ớt, 130g C12H22O11, 30g Mononatri Glutamat và 90g Natri Clorua, còn cái chén vàng vàng là 30g sữa đặc".

Khoảnh khắc đọc xong các nguyên liệu, có một sự thật được phơi bày rằng bạn nào đi học có chịu chú tâm nghe giảng hay không. Ai hiểu được hết thì xin chúc mừng, bạn đích thị là một học sinh giỏi Hóa. Còn nếu không hiểu cũng đừng lo vì đã có lời giải thích sau: C12H22O11 là đường trắng, Mononatri Glutamat là mì chính (hay còn gọi là bột ngọt) và Natri Clorua là muối.

Tiếp theo đó, quá trình hướng dẫn từng bước pha nước chấm một cách rất chuyên nghiệp. Người xem có cảm giác như đã "xuyên không" về thời còn mài đũng quần trong phòng thí nghiệm ở trường:

Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù - Ảnh 2
Đầu tiên giã nhuyễn ớt với Natri Clorua (muối), chờ khi hỗn hợp chuyển sang màu đỏ thì lúc này ta sẽ cho Mononatri glutamat (mì chính) vào.
Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù - Ảnh 3
Tiếp tục, cho 30g axit citric (nước tắc) vào hỗn hợp cùng với C12H22O11 (đường trắng).
Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù - Ảnh 4
Cuối cùng là cho sữa đặc vào, sau đó là "cho thêm một muỗng H2O rồi khuấy đều bằng muỗng nhôm của phòng thí nghiệm nhé!".
Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù - Ảnh 5
Thành phẩm của toàn bộ quá trình pha chế là một chén mắm sữa chua chua ngọt ngọt mà chủ clip cam đoan "chấm xong là chỉ có ghiền thôi".

Đoạn clip dạy cách pha nước chấm kiểu mới này sau khi được chia sẻ đã khiến không ít cư dân mạng phải bật cười. Bên dưới phần bình luận, một số cư dân mạng còn nhiệt tình xin công thức hóa học. Số khác thì lấn sân sang cả những môn học khác:

- "Bạn nào chuyên Văn nấu giùm tui tô cháo Thị Nở với..."

- "Cho mình xin công thức Hóa học của sữa đặc ạ"

- "Bữa nào hết dịch làm chầu protein nung trong H2O xong cho tác dụng với alcohol xúc tác sodium chloride, chavicine với acid citric"

- "Tự hỏi mấy chất đó kết hợp với nhau ra chất gì, cho mình xin phương trình hoá học của chất cuối cùng ạ".

Còn bạn, bạn đã "lĩnh ngộ" được công thức nước chấm thần thánh này chưa? Hãy chia sẻ để chúng mình cùng biết nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khi học sinh giỏi Hóa pha nước chấm thì sẽ thế nào, nghe xong kết quả ai nấy đều gật gù tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.