Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải "nể phục"

Minh Hồng
Con người sở hữu những khả năng đặc biệt và giới khoa học đã đưa ra những bằng chứng xác thực về siêu năng lực đó.

Chúng ta thường "mắt chữ A mồm chữ O' khi chứng kiến phép thuật kỳ lạ của các siêu anh hùng trên màn ảnh và ước ao mình cũng có năng lực như thế. Thực tế là, không chỉ siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực, ngay trong cuộc sống đời thường. Khoa học đã đưa ra những bằng chứng xác thực về siêu năng lực trong mỗi con người. 

1. Khả năng tiên tri

Người có khả năng tiên tri là người có thể nhìn trước được các sự việc xảy ra trong tương lai. Tuy vậy, không nhiều người trên thế giới có khả năng này. Có thể kể đến vài cái tên như nhà tiên tri Vanga hay Nostradamus, cả hai từng có nhiều tiên đoán nổi tiếng đã trở thành sự thật. 


Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải
Nhà tiên tri Nostradamus
Một thí nghiệm rõ ràng hơn được ghi nhận bởi một nhà khoa học Pháp có tên E Ostia, ông đã đưa người được thí nghiệm vào phòng kín và yêu cầu người đó ghi ra bản mô tả về người mà ông sẽ sắp xếp ngồi vào chiếc ghế trước cửa phòng. 

Kết quả, người này đã đoán trúng tất cả lần lượt từng người ngồi lên chiếc ghế đó trong suốt hàng mấy giờ đồng hồ. Điều này khẳng định rằng khả năng tiên tri của con người là hoàn toàn có thật và không hề mê tín dị đoan.

2. Khả năng ngoại cảm

Với khả năng này, một người có thể truyền tải tin tức, thông điệp, suy nghĩ... thông qua tư tưởng tâm linh của mình đến người khác. Đặc biệt, khả năng này trở nên rõ ràng hơn với những người có cùng tư tưởng hay trong cùng một khoảng không gian nhất định. 

Thí nghiệm của một nhà khoa học người Nhật có tên Honzan đã chứng minh rằng những thông điệp có thể "xuyên qua" một căn phòng khép kín đến người tiếp nhận phía bên ngoài.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

3. Khả năng nhìn bằng tai

Những người khiếm thính có thể đi bộ chỉ bằng một cây gậy - để dò đường hoặc tạo ra âm thanh để biết có thứ gì xung quanh.

Các nhà khoa học trên thực tế đã từng nghiên cứu về não bộ của người mù - như trường hợp của Daniel Kish, một người khiếm thị bẩm sinh. Tuy nhiên, Kish mô tả lại rằng anh có thể nhìn được, dù mắt được xác nhận đã hỏng.

Vậy nên khi tìm hiểu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy khu vực não bộ chịu trách nhiệm cho hình ảnh của Kish đã hoạt động mỗi khi anh nghe thấy âm thanh tạo ra từ gậy dò đường, trong khi với các âm thanh khác thì không. Nó giúp họ đưa ra kết luận rằng Kish thực sự có thể "nhìn" một cách chủ động, nhưng không phải bằng mắt.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

4. Người đàn ông không ngủ trong 40 năm sau cơn sốt

Đây là một người đàn ông Việt Nam có tên Thái Ngọc. Năm 1973, ông trải qua một trận sốt và mắc chứng mất ngủ sau khi được chữa khỏi. Ông cho rằng nó chỉ kéo dài trong một tuần nên không suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, 40 năm sau cơn sốt, ông vẫn không ngủ. 

Nhiều người cho rằng ông sẽ không thể sống nổi nếu thức lâu như vậy. Tuy nhiên, khi bác sĩ kiểm tra, ông chỉ chỉ gặp vấn đề nhỏ về gan. Ngoài ra, tính ông cũng hơi gắt gỏng. 

Theo các nhà khoa học, ông Thái Ngọc có thể mắc hội chứng thiếp ngủ những giấc ngắn (microsleep). Những giấc ngủ ngắn xảy ra khi não bộ cảm thấy mệt mỏi và tự nghỉ ngơi trong vài giây. Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng này. Ngủ trong khi lái xe là một biểu hiện của chứng microsleep.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

5. Trở thành thiên tài sau khi bóng va vào đầu

Hẳn bạn đã thấy hiện tượng này nhiều trong phỉm rồi đúng không nhưng thực tế ngoài đời cũng có người như vậy đó. Ông Orlando Serrell, sinh năm 1968 tại bang Virginia, Mỹ, là một thiên tài bất đắc dĩ. Ngày 15/1/1979, khi đang học tiểu học, cậu bạn Serrell chơi bóng chày cùng bạn bè ở trường thì bị một quả bóng va mạnh vào đầu. Tuy vậy, Serrell vẫn tiếp tục chơi bóng. 

Trong năm đó, Serrell thường xuyên đau đầu kéo dài trong nhiều giờ. Đến cuối năm, cậu bạn nhận ra bản thân có khả năng tính lịch tuyệt vời. Chẳng hạn, Serrell có thể tính số ngày thứ hai trong năm 1980 một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Serrell có thể nhớ chính xác từng chi tiết xảy ra trong ngày, tương tự những người mắc chứng trí nhớ siêu phàm hyperthymesia. Rõ ràng, một chấn động não nhẹ đã mang lại cho Orlando Serrell khả năng đặc biệt.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

6. Người phụ nữ không biết sợ

Người phụ nữ với biệt danh SM từng mắc chứng bệnh lạ khiến chức năng của hạch hạnh nhân (phần não bộ kiểm soát sự sợ hãi) suy giảm. Cô không cảm thấy sợ hãi trong mọi tình huống, ngay cả khi cô xem bộ phim kinh dị đáng sợ nhất hay thử chạm vào lưỡi một con rắn.

SM nhớ rõ lúc còn nhỏ, cô sợ bóng tối nhưng khi bắt đầu trưởng thành, hạch hạnh nhân của cô mất chức năng. Một lần cô đụng độ với một gã đàn ông khi cô đang đi bộ qua công viên vào ban đêm. Hắn kề dao vào cổ cô. Thay vì sợ hãi, SM nói với hắn một cách bình tĩnh rằng hắn sẽ phải vượt qua thần hộ mệnh của cô và nó chắc chắn sẽ khiến hắn phải lo sợ. Đến nay, SM miêu tả trải nghiệm đó bằng từ “kỳ lạ”, theo Sciencemag.

7. Chúng ta có thể bế được người nhưng lại khó mà bê được tảng đá cùng khối lượng

Bạn có thể bế được một em bé nặng 15kg nhưng lại không thể nâng 1 tảng đá có cùng khối lượng. Nguyên nhân là bởi cơ thể người có khả năng thích nghi với trọng lực và phân bổ sức nặng ra nhiều hướng. Trong khi đó, đá thì không có khả năng này. Trọng lực của đá sẽ luôn ở cùng vị trí, khiến bạn nâng lên khó hơn.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

8. Người Tây Tạng cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường

Người Sherpa ở Nepal và Tây Tạng thường làm hướng dẫn viên cho những du khách muốn chinh phục đỉnh Everest. Cơ thể họ có những đặc điểm cho phép họ sống ở độ cao 4 km so với mực nước biển. Sau khi nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học nhận thấy 87% người Tây Tạng mang gene EPAS1 đặc biệt, cho phép họ cần ít hơn 40% oxy so với người bình thường.

Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải

Thông thường, khi một người lên đến độ cao 3 km, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ tăng lên. Gene EPAS1 hạn chế mức độ tăng của nồng độ hemoglobin, nhờ đó ngăn chặn những vấn đề về tim mà người khác thường mắc phải.

Theo các nhà nghiên cứu, người Tây Tạng kế thừa khả năng đặc biệt từ người Denisova đã tuyệt chủng. Người Denisova từng tồn tại xung quanh khu vực mà người Tây Tạng sinh sống. Các nhà khoa học cũng tìm thấy gen EPAS1 trong các hóa thạch của họ. Ngày nay, người Tây Tạng (cùng với một số người sống trên các đảo thuộc Thái Bình Dương) dường như là tộc người duy nhất mang gene EPAS1.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Không phải là siêu nhân, con người cũng có siêu năng lực khiến khoa học phải "nể phục" tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.