Kĩ năng phòng chống cướp trong thang máy, chia sẻ từ chuyên gia

Nguyễn Như Quỳnh
Thang máy là phương tiện di chuyển thiết yếu trong các tòa nhà cao ốc, chung cư. Tuy nhiên, an ninh thang máy liệu có thực sự an toàn tuyệt đối?

Hầu hết các thang máy đều được lắp đặt camera để theo dõi, nhưng biện pháp này chỉ để nhân viên an ninh theo dõi và ứng cứu khi đã xảy ra sự cố. Trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, đa số mọi người không biết xử lí thế nào để phòng thân.

Nhận diện "kẻ khả nghi"

Theo Trung tá, Ths Đào Trung Hiếu, chuyên gia Tội phạm học Bộ Công an, nguyên Điều tra viên, Đội phó Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội:

“Hiện nay, các vụ cướp nguy hiểm trong thang máy đã từng xảy ra và có xu hướng gia tăng. Thang máy là một nơi lí tưởng để các băng nhóm tội phạm thực hiện hành vi của mình. Chúng có thể thực hiện hành vi cướp, sử dụng vũ lực để trấn áp nạn nhân như đấm, đạp, bóp cổ, mang vũ khí ra đe dọa bắt đưa tài sản".

Ngoài ra, chúng còn có hành vi cướp giật- nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát. Thời điểm diễn ra là trong thang và khi thang máy mở. "Cụ thể, đối tượng và nạn nhân cùng vào thang máy, nạn nhân đi lên tầng 4, đối tượng lên tầng 3. Khi thang máy mở, đối tượng giật túi đồ và lao vọt ra ngoài, bấm đóng cửa. Chúng có thể đi một mình, hai người hoặc đông hơn. Khi đó, người bị hại sẽ không có cách nào để ra ngoài".

Chuyên gia phân tích, đối tượng hơn hẳn chúng ta ở thế chủ động. Bởi tâm lý thông thường, chúng mình chỉ cảnh giác khi ở ngoài đường nhưng vào thang máy sẽ không còn tâm thế cảnh giác nữa. Nhất là vào lúc đêm khuya, giờ thấp điểm, tòa nhà ít người qua lại, bạn sẽ không nhận được sự trợ giúp của bất kì ai.

Trung tá - Thạc sĩ Đào Trung Hiếu chia sẻ trong một khóa học kỹ năng cho các bạn trẻ.

Biện pháp phòng chống

Tình huống 1: Kẻ lạ mặt bám theo vào cùng thang máy

Thông thường, mục đích của tội phạm ban đầu sẽ chỉ là tài sản. Nhưng nếu gặp phải sự chống cự, kháng cự bảo vệ tài sản, chúng sẽ có hành vi manh động.

Khi đã bị khống chế, bạn trước hết hãy hít thở sâu, trấn tĩnh lại. Theo Trung tá Hiếu, bạn cần quan sát đối tượng thật nhanh cố gắng ghi lại những đặc điểm cơ bản như sau:

- Đặc điểm tầm vóc, độ tuổi, màu da, giọng nói, các nhận dạng khác trên khuôn mặt (có vét xăm, sẹo), quần áo, mũ. Điều này vô cùng quan trọng bởi để sau đó chúng ta sẽ trình báo với cơ quan chức năng.

- Xem cường độ uy hiếp. Nếu đối tượng không có vũ khí mà chúng mình có võ, có sức khỏe thì có thể tính toán để chống trả. Tuy nhiên, nếu đối tượng có vũ khí thì cách ứng xử khôn ngoan nhất theo chuyên gia là “tỏ ra ngoan ngoãn” để bảo vệ bản thân trước.

- Đi theo đối tượng sau khi ra khỏi thang: Chúng ta nên đi theo nhưng đừng đi quá gần và quá sát. Lúc này, khi thấy dấu hiệu có người ở nhà thì hô ầm lên “cướp, cướp, cướp” dể huy động sự chú ý và giúp đỡ từ người xung quanh.

Ngoài ra, một cách khác là bạn có thể gọi điện, thậm chí ấn báo cháy để lực lượng bảo vệ truy đuổi, bắt giữ đối tượng tại tầng 1.

Tình huống 2: Bị cướp khi vừa bước ra khỏi thang máy

Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn quay lại giằng đồ vì bạn có thể bị tấn công lại đấy nhé. Trong trường hợp này, bạn hãy xuống tầng gần nhất và cố gắng tri hô để mọi người ra, nhờ người xung quanh gọi điện xuống cho bảo vệ tòa nhà, ấn chuông báo cháy.

Tình huống 3: Đối tượng cướp ra đến cửa thang máy

Trường hợp này, với những bạn nam có võ và khỏe nhé, có thể áp dụng đá quét vào chân đối tượng (đá vào ống đồng). Lưu ý, nếu đối tượng bị văng vũ khí hãy cố gắng nhặt để phòng thân trước khi lấy lại tài sản.

Chuyên gia khuyến cáo, bản thân chúng ta khi vào thang máy cần chú ý đến xung quanh, không tập trung vào việc cá nhân như dán mắt vào điện thoại.

"Nếu cảm thấy đối tượng khả nghi, cách tốt nhất hãy bấm tất cả các tầng để thang máy mở cửa liên tục mỗi tầng, có người chúng sẽ không dám manh động. Cuối cùng, bạn nên cập nhật thông tin xã hội, các chương trình dạy kĩ năng để trang bị các kiến thức cần thiết để phòng ngừa và nếu tình huống xảy ra sẽ có cách ứng xử khôn ngoan", Trung tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh. 

Cùng theo dõi tình huống thực hành cụ thể  với chiêu thức võ thuật hiểm hóc của môn phái Nhất Nam để tự vệ, chống trả lại đối tượng, bảo vệ an toàn cho bản thân do chính thầy Đào Trung Hiếu hướng dẫn nhé:

Youtube: Trung tá Đào Trung Hiếu.

Quỳnh Nguyên 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Kĩ năng phòng chống cướp trong thang máy, chia sẻ từ chuyên gia tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Cún bông gỡ rối

Bạn Đầu Đinh hỏi: "Cún Bông ơi, lớp tớ có mấy bạn gái có tính cách giống các bạn nam. Các bạn cũng thích đá cầu, thích chạy nhảy và có thể “chiến đấu” ngang sức với các bạn nam trong mọi cuộc đua, thế các bạn nữ như vậy có còn là “phái yếu” nữa không?"

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Sự thông minh và lòng nhân ái

Buổi học cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết tại lớp học của thầy Rùa Vàng đã tới rồi. Muốn các trò ghi nhớ bài học quan trọng nhất, thầy cất tiếng: