Tham gia trên MXH, chắc hẳn bạn đang ít nhiều theo dõi một số Facebooker là những người nổi tiếng hoặc những người có nhiều thông tin hay quan điểm cá nhân thú vị, sắc sảo. Bạn cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ từ các status của họ thường xuyên và ít nhiều chịu tác động bởi những quan điểm mà những KOL, KOC này đưa ra. Vậy KOL, KOC là ai, họ làm gì trên mạng xã hội.

Đầu tiên về khái niệm, KOL (Key Opinion Leader) hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng” là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức về sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực ngành nghề của họ. KOL có thể là các chính trị gia nổi tiếng, các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó ví dụ như thời trang, làm đẹp hay ẩm thực. KOL cũng có thể là các nhà báo nắm nhiều thông tin, chuyên phân tích các vấn đề hoặc có thể là nhà văn. Họ cũng có thể là các ngôi sao giải trí,...

Còn KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Vì đều là những người có tầm ảnh hưởng lớn trên MXH nên cả KOL và KOC đều được nhiều nhãn hàng ký hợp đồng quảng cáo, PR và review sản phẩm. Đây là lúc các KOL, KOC sử dụng nguyên lý 80/20 và trong công việc của mình.

Phần lớn các KOL và KOC được các nhãn hàng cửa hàng book để review, khi được trả tiền để đưa sản phẩm đó tới với nhiều người hơn không đơn vị nào muốn mặt hàng của mình lộ điểm yếu hay những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên tâm lý của người tiêu dùng Việt vẫn luôn cho rằng không có thứ gì hoàn hảo, bởi vậy các KOL, KOC phải kết hợp hài hòa giữa việc chỉ ra điểm tốt và nói lên những mặt còn hạn chế. Đây được gọi là nguyên lý 80/20, 80% khen và 20% chê.

Nguyên lý gốc được phát minh bởi nhà kinh tế Pareto người Ý: “20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả”. Cho dù được phát minh cách đây 100 năm , nhưng nguyên lý 80/20 dần trở thành quy luật cốt lõi trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ điển hình là kinh doanh: “20% khách hàng sẽ tạo ra 80% lợi nhuận” (Nhóm khách hàng thường xuyên), hoặc “20% sản phẩm sẽ tạo ra 80% giá trị” (Hay còn gọi là Best-Seller, Signature).
Bài review đó nên có 80% khen và 20% chê. Trong đó phần khen nên tập trung vào mục đích chính hoặc USP (Unique Selling Point: lợi điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm/ dịch vụ. Trong khi đó phần chê nên mang tính cá nhân, những điểm phụ không quá cần thiết so với sản phẩm hoặc thứ doanh nghiệp có thể dễ khắc phục.

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu KOL và KOC là ai và những điều thật sự đằng sau những màn review cuốn hút của họ. Hãy theo dõi Thieunien.vn để biết thêm thật nhiều kiến thức bổ ích nhé!