Loại giày sinh học khi phân huỷ có thể trở thành phân bón nông nghiệp

Bảo Bối
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển và sản xuất những đôi giày sinh học có thể phân hủy nhanh chóng và trở thành phân bón nông nghiệp.

Theo thông tin trên tờ China Science Daily, nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ hóa học Bắc Kinh đã phát triển loại cao su polyester có nguồn gốc sinh học và sử dụng vật liệu này để làm nên những chiếc đế giày, trong khi các bộ phận khác của đôi giày được làm từ sợi gai dầu, sợi tre và mủ thân cây ngô.

Nhóm nghiên cứu (trưởng nhóm là ông Zhang Liqun, một chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc) đã hoàn thành sản xuất thử nghiệm 1.000 tấn cao su polyester. Loại cao su này cũng sử dụng để sản xuất lốp xe sinh học có thể phân hủy dựa trên sinh học và gioăng cao su chịu dầu.

Loại giày sinh học khi phân huỷ có thể trở thành phân bón nông nghiệp - Ảnh 2Lô giày sinh học đầu tiên có thể phân hủy hoàn toàn

Nhóm nghiên cứu bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ những đôi giày kiểu này và trong tương lai sẽ hợp tác với doanh nghiệp để tiến hành sản xuất hàng loạt. Theo chuyên gia Wang Zhao, thành viên nhóm nghiên cứu, việc thiếu nguồn cung cao su có thể phân hủy đã hạn chế sự phát triển của những đôi giày sinh học ở Trung Quốc, theo đó có tới 1 tỷ đôi giày bị vứt bỏ mỗi năm, gây ra mối đe dọa lớn cho môi trường.

Liên quan tới việc phát triển các loại giày thông minh, năm 2016, một người Ấn Độ đã chế tạo thành công loại giày có khả năng dẫn đường. Với thiết kế dành cho người khiếm thị, giày Lechal được kết nối hệ thống định vị toàn cầu GPS trên smartphone và có chế độ báo rung để nhắc người dùng rẽ trái hoặc phải. Không những thế, những đôi giày này còn rất hữu ích cho người tập thể dục muốn theo dõi lượng calo đốt cháy và quãng đường di chuyển hay người đọc bản đồ kém.

Đôi giày thông minh thế hệ mới sẽ đưa người dùng tới bất cứ nơi đâu mà không cần phải kiểm tra GPS trên điện thoại hay xem bản đồ. Bằng việc đồng bộ hóa ứng dụng riêng, đôi giày công nghệ cao với lớp đế lót đơn giản này sẽ xác định quãng đường đi ngắn nhất, thậm chí có thể đếm lượng calo tiêu hao và số bước chân trong khi người dùng chuyển động. Những cảm biến trong lớp đế lót sẽ cho người dùng biết khi nào rẽ trái hay rẽ phải thông qua chế độ rung bên trong giày.

Loại giày sinh học khi phân huỷ có thể trở thành phân bón nông nghiệp - Ảnh 1Buổi lễ phát hành và trao tặng giày sinh học tại Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh

Với chế độ rung nhẹ, giày Lechal rất nhanh nhạy. Chẳng hạn như khi đang đi thẳng và sắp tới đoạn phải rẽ trái, cảm biến rung bên trái sẽ rung nhẹ để báo hiệu cho người dùng biết là sắp phải rẽ trái. Cường độ rung của cảm biến bên trái sẽ tăng dần lên khi người dùng càng gần tới đoạn rẽ.

Bên cạnh chức năng điều hướng, Lechal cũng được sử dụng để theo dõi lượng calo bị đốt cháy và đo khoảng cách di chuyển, đồng thời dự tính độ dài quãng đường theo thời gian người dùng muốn tập luyện.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Loại giày sinh học khi phân huỷ có thể trở thành phân bón nông nghiệp tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.