Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ?

Lại Ninh
Chỉ với cùng một số tiền nhưng khi ở Việt Nam bạn có thể mua được một kg quả nhưng sang đến Nhật lại chưa thể mua nổi hai quả. Hãy cùng xem đó là loại quả nào mà đắt đỏ đến thế nhé!

Mùa hè đến cũng là mùa vải thiều chín rộ. Ở Việt Nam, chỉ tốn 30 đến 35 nghìn đồng là bạn có thể mua được 1kg vải thiều ngon ngọt, tươi rói. Nhưng khi sang đến Nhật Bản loại quả này lại có giá đắt gấp nhiều lần đấy!

Có lẽ lí do nước ta nằm ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thích hợp trồng các loại quả như vải thiều hay nhãn. Nơi trồng nhiều nhất phải kể đến là Bắc Giang, Hải Dương, mỗi năm thu hoạch đến vài trăm tấn. Đến mùa hè là nơi đây lại nhộn nhịp và cả thành phố như được thay áo mới bởi màu đỏ rực của những chuyến xe chở vài thiều.

Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ? - Ảnh 1
Nơi trồng nhiều vải nhất là Bắc Giang. (Ảnh minh họa).

Cũng bởi có lợi thế trồng các loại quả nhiệt đới, và đặc biệt vải thiều thường chín vào mùa hè nắng nóng nên giá vải cũng có phần “dễ chịu” hơn, phù hợp với giá tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Khác với Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia không thể trồng được loại quả này. Bởi vậy, khi vải Việt Nam xuất khẩu sang nước bạn bỗng trở thành món hàng quý mà nhìn thì thèm, mua thì lại cảm thấy “đau ví” khi giá thành của nó quá đắt đỏ.

Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ? - Ảnh 5
Vải thiều thành loại quả đắt đỏ ở siêu thị Nhật.

Bằng chứng là mới đây, một cô gái sống ở Nhật Bản vừa chia sẻ một video trên Tiktok về quả vải được bán tại xứ sở Hoa Anh Đào với mức giá cao ngất ngưởng khiến ai nấy đều trầm trồ.

Cụ thể, như khay vải mà cô gái này quay cận cảnh có mức giá là 219 yên, tương đương khoảng hơn 46k, nghĩa là mỗi quả vải có giá 23k. Trong khi đó, với số tiền này, ở Việt Nam đã có thể mua được hơn 1kg vải. Sự chênh lệch này khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ? - Ảnh 2
Khay vải chỉ hai quả này có giá khoảng 46 nghìn đồng tiền Việt.

Tuy vậy, đây không phải lần đầu tiên các nông sản có mặt đầy ở Việt Nam, được bán với mức giá rất rẻ nhưng sang tới Nhật Bản lại đội giá lên rất cao. Một phần là do các sản phẩm đó hiếm có ở Nhật, việc vận chuyển tốn nhiều chi phí, hơn nữa, nếu để ý kỹ thì sẽ thấy những quả vải được bán trong siêu thị Nhật được chọn lọc rất kỹ, quả to và rất căng mọng.

Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ? - Ảnh 3
Quả vải trong khay thuộc hàng chọn nên rất to và mọng.

Hiện tại, clip này vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy vậy, để được một lô vải xuất khẩu sang Nhật thì cũng phải qua hàng trăm khâu chọn lựa, kiểm tra. Chưa kể đến, hộ nông dân nào muốn có vải xuất khẩu thì đều phải bỏ rất nhiều công chăm sóc theo quy trình đặc biệt của chuyên gia.

Thế mới thấy để có được một quả vải nằm trên siêu thị Nhật không phải là chuyện dễ dàng đối với  nông dân Việt, giá thành có tăng cao cũng là điều dễ hiểu đúng không?

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Loại trái cây nào ở Việt Nam “rẻ như cho” nhưng sang Nhật lại trở nên đắt đỏ? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.