Màu xanh lam quen thuộc nhưng chỉ một loài vật duy nhất trên đời có màu sắc này, lý do đằng sau là gì?

Minh Hồng
Quen thuộc trong đời sống thường ngày nhưng màu xanh lam lại cực hiếm gặp trong tự nhiên, nhất là đối với các loài động vật.

Xanh lam là màu sắc quen thuộc và rất được ưa chuộng trên thế giới. Bằng chứng là có đến 75 quốc gia mang lá cờ với màu xanh lam bên trong.

Nhưng có điều thú vị là màu xanh lam lại cực hiếm gặp trong tự nhiên, nhất là đối với các loài động vật. Sắc màu này hiếm đến mức, những loài vật bạn gặp có màu sắc này chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.

Mà cho dù có gặp một loại vật có màu xanh lam cũng chưa chắc đó là màu sắc thực sự của chúng. Vì sao màu sắc này lại hiếm trong tự nhiên đến vậy? Dưới đây là giải đáp cho câu hỏi ấy.

Thức ăn của động vật quyết định màu sắc của chúng 

Đa số màu sắc trên lông, da và lông vũ (của các loài chim) có chứa sắc tố liên quan đến thực phẩm chúng ăn mỗi ngày. Chẳng hạn, chim kim oanh có lông vàng bởi chúng thường ăn hoa vàng. Tương tự là hồng hạc, chúng ăn các loài cá, tôm hoặc động vật có vỏ màu đỏ hồng.

Quy tắc này cũng áp dụng đối với các sắc màu khác, như nâu, đỏ và cam. Riêng màu xanh lam lại là trường hợp đặc biệt, bởi chẳng có bất kỳ sinh vật nào thực sự chứa sắc tố xanh trong người. Bởi vậy, các loài vật sẽ không thể có màu xanh nếu chỉ dựa trên thực phẩm chúng ăn mỗi ngày, và đây cũng là lý do vì sao đây là sắc màu hiếm nhất trong thế giới tự nhiên.

Màu xanh lam quen thuộc nhưng chỉ một loài vật duy nhất trên đời có màu sắc này, lý do đằng sau là gì? - Ảnh 1

Những loài vật có màu xanh không thực sự "xanh"

Màu sắc thực ra là cách chúng ta cảm nhận sóng ánh sáng. Và quy tắc này thực sự áp dụng một cách hoàn hảo cho thế giới tự nhiên.

Một số loài động vật chúng ta tưởng rằng chúng có màu xanh lam, nhưng thực ra đa số các trường hợp là thành quả của quá trình tiến hóa. Các loài vật đã phát triển một phương thức đánh lừa thị giác của chúng ta, bằng cách lợi dụng cấu trúc lông và khả năng phản chiếu ánh sáng.

Chẳng hạn như loài bướm xanh lam, chúng có màu xanh là bởi sở hữu một đôi cánh có khả năng phản chiếu ánh sáng. Đôi cánh ấy có cấu trúc cho phép hấp thụ tất cả mọi màu, chỉ để lại ánh sáng xanh lam. Nhưng cũng bởi sắc xanh ấy dựa hoàn toàn vào cấu trúc hiển vi, nên một khi đôi cánh chịu tác động của các yếu tố khác - chẳng hạn như cồn, màu sắc ấy sẽ biến mất, thậm chí hình dạng cánh cũng sẽ thay đổi.

Màu xanh lam quen thuộc nhưng chỉ một loài vật duy nhất trên đời có màu sắc này, lý do đằng sau là gì? - Ảnh 2

Chẳng có loài chim nào thực sự xanh cả

Nhiều người có thể tự hỏi rằng vậy tại sao nhiều loài chim - như vẹt Brazil hoặc chim "sát thủ" cassowary - đà điểu đầu mào - cũng có sắc xanh trên người. Nhưng như đã nêu, tất cả cũng đều nằm ở cấu trúc lông.

Các loài chim mang sắc xanh thực chất không có sắc tố nào như vậy trong người. Chúng lợi dụng cấu trúc lông để phản chiếu màu xanh mà thôi. Mỗi sợi lông sẽ có những hạt tinh thể siêu nhỏ, cho phép hấp thụ mọi màu sắc, chỉ để lại màu xanh. Như con vẹt trong ảnh trên, nếu quan sát thật kỹ, nó thực ra có màu xanh lá cây (xanh lục) chứ không phải xanh lam.

Màu xanh lam quen thuộc nhưng chỉ một loài vật duy nhất trên đời có màu sắc này, lý do đằng sau là gì? - Ảnh 3

Loài vật duy nhất thực sự có màu xanh

Sắc xanh lam thực sự hiếm, nhưng không phải là không có. Trên thế giới tồn tại duy nhất một loài bướm mang sắc màu này, với cái tên... chẳng liên quan: bướm cánh olive, hay olivewing butterfly.

Màu xanh lam quen thuộc nhưng chỉ một loài vật duy nhất trên đời có màu sắc này, lý do đằng sau là gì? - Ảnh 4

Loài bướm này tiến hóa để sở hữu một số sắc tố xanh ngay tại cánh, và màu sắc này không thể thay đổi bất kể bạn có thay đổi góc nhìn hay làm gì với nó (trừ phi nhuộm cánh thì khác nhé). Và việc vì sao loài bướm này có màu sắc như vậy thì vẫn là điều bí ẩn đối với khoa học.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?