Mụn trứng cá ở trán - Không đơn giản là "chuyện" dậy thì!

Đinh Mai
Nhiều người nghĩ mụn trứng cá đơn giản là một biểu hiện sinh lý tự nhiên của tuổi dậy thì. Nhưng mọi chuyện dường như không đơn giản như vậy!

Đừng coi thường mụn trứng cá ở trán!

Mụn trứng cá ở vùng trán là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá của bạn đang hoạt động không tốt. Bên cạnh đó, trán còn nằm ở vùng chữ T trên khuôn mặt, là nơi chứa nhiều dầu thừa nên lỗ chân lông thường bị bít tắc, dẫn đến tình trạng mụn mọc trên trán.

Bên cạnh đó, mụn ở trán còn gây ra bởi một số nguyên nhân khác như: Ngủ muộn, căng thẳng, lo âu, tâm trạng không tốt, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ, kích ứng sản phẩm dùng cho tóc, vi khuẩn từ da đầu, tóc, gối...

Hơn thế nữa, vùng trán, mũi và cằm là khu vực da khá nhạy cảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nên dễ dàng bị mụn trứng cá, đặc biệt với những người có làn da nhờn.

Nguyên nhân do đâu?

Mụn trứng cá ở trán có thể do một trong các nguyên nhân sau:

- Mất cân bằng hormone, đặc biệt trong kỳ "đèn đỏ" thì mụn lại càng nổi lên nhiều hơn.

- Tắc nghẽn lỗ chân lông: Lượng bã nhờn tiết ra quá nhiều sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trên da. Trán nằm ở khu vực chữ T, là vùng chứa nhiều dầu nhất trên khuôn mặt nên lỗ chân lông thường bị tắc nghẽn, gây ra mụn.

- Gan tích tụ nhiều độc tố.

- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Do hormone adrenaline được giải phóng sẽ làm tăng thêm việc sản xuất dầu và nguy cơ mọc mụn.

- Da đầu dầu: Nếu bạn để mái che kín vùng trán mà da của bạn lại thiên về da dầu thì khi bám lại trên trán sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn trên trán.

- Sản phẩm chăm sóc tóc: Một số sản phẩm chăm sóc tóc (hay tạo kiểu tóc) cũng có khuynh hướng gây mụn khi tiếp xúc trực tiếp với trán.

- Đội mũ: Bụi bẩn từ mũ cũng có thể tác động trực tiếp lên vùng da ở trán và dẫn đến tình trạng mụn mọc trên trán.

Phòng tránh như thế nào?

Để có thể để điều trị dứt điểm những trường hợp các bạn bị mụn mọc trên trán cũng như ngăn ngừa mụn hiệu quả trước tiên bạn cần thực hiện theo những bước sau:

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình, nên ăn các món luộc, hấp, bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, uống đủ 2 lít nước/ngày.

- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng cà phê, thức ăn nhanh, uống nước ngọt, nước có ga… và ăn ít đường.

- Đừng quên điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt cho hợp lý hơn, luôn đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, không không thức quá khuya hay căng thẳng, stress. Những điều này vừa tốt cho cơ thể, tránh bệnh tật, vừa giúp da khỏe mạnh từ bên trong, không lo mụn.

- Chú ý hơn đến khâu vệ sinh da, bởi da bẩn sẽ khiến mụn phát sinh ồ ạt nhé!

Mai Lâm (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mụn trứng cá ở trán - Không đơn giản là "chuyện" dậy thì! tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.