Kinh doanh trên mạng là một thuật ngữ mang tính phổ thông và mọi người ai cũng dễ hiểu, nhưng thực chất đó là ngành công nghiệp thương mại điện tử của thế kỷ 21.
Thương mại điện tử là gì?
Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa về thương mại điện tử được đặt ra. Theo định nghĩa của tổ chức WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Còn tại Việt Nam hiểu theo một nghĩa rộng thì bất cứ một hoạt động thương mại nào được triển khai trên các phương tiện điện tử thì đều được gọi là thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với hầu hết người dùng hiện nay thì thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đơn giản hơn đó là việc mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và Internet.
Chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Thương mại điện tử
Ngành học Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Sinh viên ngành Thương mại điện tử được trang bị nhóm kiến thức sau:
Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp.
Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh Thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android).
Tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube.
Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,…
Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học những kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa… Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin…
Các tổ hợp môn thi vào ngành Thương mại điện tử
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Thương mại điện tử:
A00 (Toán – Lý – Hóa)
A01 (Toán – Lý – Anh)
A02 (Toán – Lý – Văn)
C01 (Toán – Văn – Lý)
D01 (Toán – Văn – Anh)
D07 (Toán – Hóa –Anh)
Có thể thấy, các tổ hợp môn xét tuyển ngành Thương mại điện tử khá đa dạng, từ đó học sinh sẽ có rất nhiều lựa chọn và cơ hội khi định hướng theo ngành học này.
Các đơn vị đào tạo và Điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử
Điểm chuẩn của các ngành Thương mại điện tử của các trường Đại học ở cả 3 miền dao động trong khoảng từ 16 đến 25 điểm, cao nhất là 25,6 điểm. Trong đó các trường đại học đào tạo chuyên sâu phải kể đến như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH CNTT – ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ĐHKinh tế – Luật ĐHQG TP Hồ Chí Minh,...
Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử
Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có cơ hội việc làm rất cao, có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Mức lương ngành Thương mại điện tử
So với các ngành nghề khác thì mức lương ngành Thương mại điện tử khá cao, đối với sinh viên mới ra trường, chưa có hoặc ít kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm ra câu trả lời “Học Thương mại điện tử ra làm gì?”, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.