Nam sinh Ấn Độ chế tạo vệ tinh nhỏ nhất hành tinh

Nguyễn Hà
Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) dự kiến sẽ phóng vào không gian vệ tinh nhỏ nhất trên thế giới của chàng học sinh người Ấn Độ.

Chàng trai 17 tuổi, Rifath Sharook (sinh sống tại thị trấn Pallapatti, Ấn Độ) đã chế tại vệ tinh siêu tí hơn trong cuộc thi mang tên Cubes in Space (Những hình khối trong không gian) do NASA và I Doodle Learning (công ty giáo dục toàn cầu) tổ chức.

Sharook và công trình vệ tinh siêu nhỏ của mình.

Cậu học sinh lớp 12 này đã đặt tên vệ tinh của mình theo tên của cựu Tổng thống Ấn Độ là Abdul Kalam. Cơ quan hàng không và không gian Mỹ dự kiến sẽ phóng thử nghiệm vệ tinh nặng 64 gam này vào ngày 21.6 tới trên hòn đảo Wallops. Công trình nghiên cứu này của Sharook sử dụng công nghệ in 3D. Nhà chế tạo trẻ cho biết vệ tinh KalamSat được làm bằng sợi polymer carbon cốt thép. Nó sẽ vận hành như một thiết bị biểu diễn công nghệ trong chuyến bay kéo dài 12 phút và tạo động lực cho việc hoạch định những sứ mệnh thăm dò không gian ít tốn kém trong tương lai.

Sharook cho biết thí nghiệm của mình được tài trợ bởi tổ chức Space Kidz Inia. Niềm đam mê của cậu chính là không gian và vũ trụ, vì thế Sharook sớm trở thành thành viên của câu lạc bộ NASA Kid dành cho lứa tuổi học sinh.

Ngọc Hà (theo Business Standard)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nam sinh Ấn Độ chế tạo vệ tinh nhỏ nhất hành tinh tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.