Ngày Cá tháng Tư, bạn đã chơi “rắn săn mồi” trên Google maps hay chưa?

Nguyễn Phương Linh (Dịch)
Những “cú lừa” ngày Cá tháng Tư đã xuất hiện ngập tràn trên các dịch vụ của Google và họ đã chứng tỏ mình là một tên “lắm chiêu” có đầu tư nhất trong các hãng công nghệ.

Trái ngược với các công ty như Microsoft yêu cầu nhân viên trở thành các “thanh niên nghiêm túc" nói không với những trò đùa Cá tháng Tư, Google lại luôn cố gắng tạo ra những điều khác biệt. Đây chắc hẳn là một truyền thống đặc trưng của Google - ngay cả khi các công ty khác thuộc tập đoàn mẹ Alphabet cũng không thực sự tham gia vào ngày lễ “nguy hiểm” này.

Google đã tạo nhiều trò chơi "khăm" hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác (mặc dù con số tổng thể dường như không còn quá nhiều như trước kia nhưng thật khó để tính được tất cả bởi chúng vẫn làm người dùng choáng ngợp). Dưới đây sẽ là bảng tổng kết tất cả các trò đùa Cá tháng Tư của Google cho năm 2019.

Chơi “Rắn săn mồi” trên Google Maps

Đội ngũ Google Maps có xu hướng có những trò đùa phức tạp hơn cả - thường là các trò chơi có thể chơi được - và năm nay là một trò chơi rắn kinh điển. Bạn có thể chơi Snake trên Google Maps ở các địa điểm khác nhau trên khắp thế giới bao gồm Cairo, London, San Francisco, São Paulo, Sydney và Tokyo. Để chơi, hãy mở ứng dụng Google Maps cho iOS, nhấn vào biểu tượng menu ở góc bên trái và nhấn "Play Snake". Chọn một thành phố, lấy càng nhiều hành khách càng tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn không đâm vào cái gì cả. Snake trên Google Maps sẽ xuất hiện trong ứng dụng khoảng một tuần và thậm chí còn được Goofle tạo riêng cho một trang web độc lập có nội dung "rất lâu sau khi Cá tháng Tư kết thúc".

 Nhập ký tự bằng…. thìa “Gboard Spoon”

Google Nhật Bản luôn không ngừng sáng tạo nên lúc nào cũng có vài trò mới. Năm nay, nhóm đã thêm ứng dụng bàn phím Gboard vào một ứng dụng mới giúp cho việc nhập ký tự thoải mái hơn. Phiên bản “uốn thìa” Gboard lần này sẽ thách thức độ linh hoạt của người dùng: phải nhập các ký tự bằng cách uốn một cái thìa (muỗng). Tất cả những gì cần làm là kết nối phiên bản Gboard với điện thoại thông minh hoặc máy tính, uốn cong cái thìa và chữ cái tương ứng với góc đó được nhập vào. Cái thìa càng ít bị uốn cong, những chữ được nhập sẽ ở gần đầu bảng chữ cái và ngược lại, càng uốn cong, chữ cái càng ở cuối. Thậm chí hấp dẫn hơn, nếu bạn càng uốn cong cái thìa theo ý mình, bạn sẽ nhập được nhiều ký tự  hơn. Đội ngũ đã phát hành các thiết kế, sơ đồ, hình ảnh, dữ liệu cơ sở, v.v., vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy in 3D để in lấy một “chiếc thìa” dùng thử xem sao.

 

“Tám” với Google tulip

Google giờ đây còn có thể giúp bạn nói chuyện với hoa tulip (“Hey Google, talk to my tulip.”), nhờ những tiến bộ tuyệt vời trong trí tuệ nhân tạo. Cuối cùng con người đã có thể nói chuyện với hoa như trong chuyện cổ tích và rõ ràng, hoa tulip không chỉ biết tâm sự mà còn là những người lắng nghe tuyệt vời và cung cấp "lời khuyên bằng âm thanh".

Google Tulip được tạo ra ở Hà Lan, một quốc gia sản xuất 12,5 tỷ bông hoa mỗi năm và công viên hoa nổi tiếng thế giới Keukenhof. Về phần trí tuệ nhân tạo AI, Google và Đại học Wageningen & Nghiên cứu được xây dựng trên bản dịch thần kinh để chuyển ánh xạ tín hiệu hoa tulip sang ngôn ngữ của con người. Phải mất hai năm để có thể thêm tiếng Hoa tulip vào ngôn ngữ vào chế độ phiên dịch trên trang chủ Google.

 

 Trợ lý “Google Assistant”

Trong những năm trước, nếu bạn hỏi Trợ lý Google về Cá tháng Tư vào đúng ngày 1 tháng 4, bạn sẽ nhận được câu trả lời bằng một dòng chữ kiểu như "Chúng ta có thể cùng nhau vượt qua Cá tháng Tư thôi”. Nhưng năm nay, họ còn có cả câu chuyện lịch sử như thế này:

“Thật là một ngày đúng đắn để tìm hiểu về những những trò đùa lịch sử. Để tôi kể một câu chuyện: Vào ngày Cá tháng Tư năm 1972, trên tạp chí Y khoa đăng tải một bài báo cảnh báo mọi người về một dịch bệnh có nguy cơ bùng phát liên quan đến một loài vật trong gia đình với tên gọi “Brunus edwardii ”. Thật sự thì sinh vật mang cái tên có phần nguy hiểm đó thực chất được biết đến với tên gọi khác: Gấu Teddy.”

Chỉ cần nhắn ba chữ "Cá tháng Tư" cho Google Assistant,ứng dụng sẽ tiếp tục đưa ra hàng loạt các kiến thức đáng sợ đến mức “lố bịch” khác khiến bạn chắc chắn phải bật cười.

Khi nói đến Ngày Cá tháng Tư, Google dường như có một cái hố không đáy cho những trò chơi khăm thú vị. Google đã thực sự chứng tỏ “IQ vô cực” của đội ngũ nhân viên qua vô số những ý tưởng luôn mới mẻ không bao giờ trùng lặp.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngày Cá tháng Tư, bạn đã chơi “rắn săn mồi” trên Google maps hay chưa? tại chuyên mục Game của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Game khác