Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” vì hàng loạt tác hại

Minh Hồng
Sức cám dỗ của chiếc giường là khó khó cưỡng nhưng thật không may, đây không phải là ý kiến hay.

Những ngày này, hầu hết chúng ta sẽ ở nhà học tập hoặc làm việc trực tuyến. Nhiều bạn có thói quen mang bàn học lên giường vì cho rằng như vậy sẽ thoải mái và tự do hơn. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì chúng không tốt cho sức khoẻ và tinh thần của bạn.

Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” bởi những tác hại này - Ảnh 5

Dưới đây là 5 lí do giải thích tại sao bạn không nên biến giường ngủ thành bàn học:

1. Học bài trên giường gây rối loạn não bộ và cách ngủ

Não bộ của chúng ta mặc định rằng giường chỉ là ngơi nghỉ ngơi và thư giãn. Vì vậy khi học bài trên giường, tâm trí của bạn phải liên hệ không gian đó với các hoạt động thay vì nghỉ ngơi. Sự nhầm lẫn này có thể đẩy bạn ra khỏi thói quen ngủ nghỉ bình thường, dẫn đến chứng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học.

Ngoài ra, sử dụng đồ điện tử trên giường cũng có thể mang đến các vấn đề sức khỏe. Tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử vào ban đêm sẽ ngăn chặn việc tiết melatonin - hormone giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến nhịp sinh học bình thường của cơ thể, đặc biệt là gây rối loạn giấc ngủ - tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các vấn đề tim mạch.

Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” bởi những tác hại này - Ảnh 1

2. Ảnh hưởng đến năng suất học tập

Một cuộc khảo sát ghi nhận rằng 72% người Mỹ khi được hỏi cho biết làm việc trên giường khiến họ gặp các vấn đề về giấc ngủ do lo lắng và căng thẳng.

Giấc ngủ kém dẫn đến suy giảm năng lượng trong cơ thể, giảm năng suất làm việc. Đặc biệt, nếu phòng ngủ của bạn là không gian tối thì làm việc càng khiến cơ thể mỏi mệt hơn.

Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” bởi những tác hại này - Ảnh 2

3. Ảnh hưởng đến tư thế

Thiết kế và bề mặt mềm của nệm phù hợp với tư thế nằm nghiêng hoặc nằm dài (thẳng). Vì vậy, nếu làm việc ở trên giường, đa phần mọi người đều lựa chọn việc nằm sấp, lâu dần khiến cơ thể đau nhức, nhất là vùng cổ, lưng và hông.

Thời gian đầu, bạn có thể không nhận thấy những cơn đau nhức khi làm việc trên giường, nhưng không có nghĩa rằng các ảnh hưởng tiêu cực không xảy ra. Thời điểm cơn đau bùng phát thì đã quá muộn để khắc phục vấn đề, hậu quả là gây cứng khớp, viêm khớp…

Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” bởi những tác hại này - Ảnh 3

4. Gây ra các bệnh về da hoặc dị ứng, hen suyễn

Một nghiên cứu trên các mẫu vi khuẩn từ nệm giường ngủ cho thấy, chúng còn bẩn hơn cả phòng tắm. Chiếc vỏ gối sau một tuần sẽ có lượng vi khuẩn nhiều gấp 17 nghìn lần mặt bồn cầu, còn ga trải giường sau một tuần có lượng vi khuẩn nhiều hơn tới 24 nghìn lần tay nắm cửa phòng tắm.

Khi da tiếp xúc với ga trải giường, sự ma sát sẽ loại bỏ lớp ngoài của tế bào da. Theo bác sĩ da liễu Alok Vij, những tế bào da này mang dầu, mồ hôi và nước bọt, chúng tạo ra điều kiện sản sinh lý tưởng cho vi khuẩn và mạt bụi. Tiếp xúc lâu ngày với những tác nhân này có thể gây dị ứng, bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về da.

Ngồi học trên giường tưởng thoải mái nhưng lại khiến cơ thể “kêu oai oái” bởi những tác hại này - Ảnh 4

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Nghệ thuật và trị liệu

Chú Jon Foreman là một nghệ sĩ sắp đặt theo trường phái ấn tượng đến từ Pembrokeshire, xứ Wales (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).