Ngưỡng mộ nghị lực của nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng, suốt 15 năm đến trường "làm bạn" với đôi nạng gỗ

Hồng Ngọc
Từ lâu nay, khoa Mỹ thuật trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thân quen với dáng hình một nữ sinh nhỏ nhắn, xinh xắn hàng ngày lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ. Hình ảnh đó đã tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ khác.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà xen vào đó là những khó khăn, vấp ngã. Điều đó giúp chúng ta đứng dậy một cách mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được cơ thể trọn vẹn, đủ đầy như nhiều người bình thường khác.

Và câu chuyện về cô bạn đến trường trên đôi nạng gỗ đã nhận được sự quan tâm của mọi người cũng như truyền nguồn cảm hứng tích cực cho cộng đồng xung quanh. Nhân vật chính là cô bạn có tên Nguyễn Thị Cẩm Nhung (18 tuổi) sinh ra và lớn lên ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Ngưỡng mộ nghị lực của nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng, suốt 15 năm đến trường
Hình ảnh cô bạn hàng ngày chống nạng gỗ lên giảng chẳng còn xa lạ với các bạn trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Nhung hiện đang là sinh viên năm nhất khoa Mỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Lúc 5 tuổi, nữ sinh không may bị trượt chân khi đang nô đùa làm phần xương bên chân phải bị gãy. Được ba đưa đi chữa trị khắp nơi, thậm chí để có tiền ba của Nhung còn phải vay mượn từ bà con, bạn bè nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận chân ngày càng sưng to, xuất hiện khối u lớn. Biện pháp cuối cùng là phải tháo khớp bỏ luôn chân phải mới có thể cứu được tính mạng.

Sau khi vết thương được điều trị lành lặn, cuộc sống của cô bạn đã thay đổi hoàn toàn. Nhung phải làm bạn với đôi nạng gỗ, không được chạy nhảy cùng bạn bè như trước nữa. Đến lớp hay di chuyển cũng vô cùng khó khăn với "đôi chân" mới của mình. Nhưng lâu dần, cô bạn làm quen được và mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn.

Ngưỡng mộ nghị lực của nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng, suốt 15 năm đến trường
Tai nạn lúc 5 tuổi đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cô bạn.

Cuối năm THCS, mẹ Nhung có ý định cho con gái nghỉ học để tìm việc làm phụ giúp gia đình. May mắn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 biết trường hợp của Nhung được đặc cách trúng tuyển nên đã âm thầm làm hồ sơ cho cô bạn vào trường THPT Đoàn Thị Điểm, huyện Thạnh Phú (Bến Tre).

Gần hết cấp 3, gia đình một lần nữa khuyên nữ sinh ở nhà thay vì học đại học ở nơi xa. "Học để làm gì? Một mình có lo được không? Đi học thế nào, lên xe bus ra sao? Học rồi có chắc sẽ tìm được việc không?" là những câu hỏi mà người thân đặt ra với Nhung trong giai đoạn quan trọng đó. Nhưng rồi, cô bạn quyết tâm đi học vì muốn tự lập, muốn tự lo cho cuộc sống sau này.

Ngưỡng mộ nghị lực của nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng, suốt 15 năm đến trường
Gia đình từng khuyên Nhung ở nhà thay vì đi học, nhưng rồi cô bạn quyết tâm đi học vì muốn tự lập.

Từ thuở nhỏ, Nhung đã thích vẽ, các bức tranh có sức hút kỳ lạ với cô bạn. Lại thêm muốn có việc không yêu cầu đi lại nhiều sau này, nữ sinh quyết định chọn học ngành Mỹ thuật công nghiệp của trường ĐH Tôn Đức Thắng. Khi lên Sài Gòn, Nhung một mình xoay xở cuộc sống thời sinh viên. Ở ký túc xá, hàng ngày cô gái nhỏ nhắn tự lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ.

Theo học tại trường, Cẩm Nhung dần quen nhiều bạn bè, thầy cô và được mọi người giúp đỡ. Cô bạn cho biết mặc dù bị tật, di chuyển khó khăn nhưng bản thân có thể đi bất kỳ nơi đâu ở trường. Những tầng lầu dần dần trở nên dễ thở hơn với đôi chân nhỏ của Nhung.

Ngưỡng mộ nghị lực của nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng, suốt 15 năm đến trường
Theo học tại trường, Cẩm Nhung luôn được bạn bè, thầy cô và được mọi người giúp đỡ.

Dù khó khăn nhưng cô gái này vẫn luôn sống tích cực, lạc quan và mong muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ trong cuộc sống. Dù đi chậm hơn mọi người, Cẩm Nhung vẫn sẽ không lùi bước trước khó khăn để có tương lai tốt hơn. Chính nghị lực phi thường đó đã truyền thêm sức mạnh, nguồn động lực vô tận cho bạn bè cùng trang lứa khác.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và bạn bè khi nhắc tới Nguyễn Khải - học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Chu Văn An A (TP. Hà Nội).

"Cô Tổng" tài năng và yêu mến học trò

Hơn 16 năm công tác tại ngôi trường vùng xa của thị xã Điện Bàn, cô giáo Phan Thị Ngọc Phương (trường THCS Lê Văn Tám, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc và hết lòng thương yêu học trò.

Mô hình lớp học đường phố của thầy giáo Ấn Độ

Xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo Deep Nayak, 37 tuổi, mong muốn mọi đứa trẻ đều được học hành đầy đủ. Để hiện thực hóa giấc mơ, anh dạy miễn phí cho trẻ em nghèo ngoài đường phố bang Tây Bengal, Ấn Độ.

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này