Nhà tuyển dụng hỏi: "20 năm trước tôi 20 tuổi, 20 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?"

Minh Hồng
Trước câu hỏi này, ứng viên tính toán rồi trả lời "39" và đây cũng là số tuổi hiện tại của nhà tuyển dụng nhưng ứng viên vẫn bị loại, vì sao lại thế?

Sau Tết là thời điểm thị trường lao động sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các công ty liên tục đăng tin tuyển dụng, cơ hội ứng tuyển cho ứng viên vì thế cũng rộng mở hơn nhiều. Tuy vậy, để có một vị trí trong công ty yêu thích, ứng viên phải trải qua không ít quy trình, trong đó khó nhất là vòng phỏng vấn. 

Nội dung phỏng vấn xin việc ngày nay cũng không bó hẹp chỉ về chuyên môn nữa mà nhà tuyển dụng còn rất thích đặt những câu hỏi bên lề để kiểm tra tư duy và EQ của ứng viên. Lý Bình – một sinh viên mới ra trường đã chia sẻ câu chuyện đi phỏng vấn đặc biệt của mình. 

Theo đó, Lý Bình ứng tuyển vào một công ty công nghệ và được gọi tới phỏng vấn. Tham gia buổi phỏng vấn hôm đó ngoài anh chàng còn có nhiều ứng viên khác, đa số đều tốt nghiệp các ngôi trường danh tiếng, khiến Lý Bình vô cùng áp lực.

Nhà tuyển dụng hỏi:

Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, ứng viên của chúng ta dễ dàng vượt qua các vòng phỏng vấn khác nhau. Tới vòng quyết định, chỉ còn Lý Bình và 2 ứng viên khác trụ lại. Ngỡ tưởng sẽ phải đối diện với một bài kiểm tra khó nhằn, nhưng không, người phỏng vấn chỉ đưa ra một câu hỏi duy nhất: "20 năm trước tôi 20 tuổi, 20 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?".

Người đầu tiên trả lời cũng là ứng viên tiềm năng nhất bởi tốt nghiệp xuất sắc một trường đại học danh tiếng. Anh đưa ra đáp án: 39 tuổi cùng lời giải thích: "Người bình thường đều cho rằng 20 + 20 = 40 tuổi, nhưng họ đã bỏ qua một vấn đề là năm nay chưa hết, điều đó có nghĩa anh đang đứng ở giữa mốc thời gian, vì vậy kết quả cuối cùng phải là 39 tuổi".

Người phỏng vấn mỉm cười, chậm rãi đáp lại: "Đúng là năm nay tôi 39 tuổi, nhưng đáp án không phải 39!".

Câu trả lời của người phỏng vấn khiến ứng viên ỉu xìu về lại chỗ. Ứng viên thứ 2 lại là một thanh niên đã có hơn 2 năm kinh nghiệm. Sau một hồi suy nghĩ, anh chàng trả lời: "Có lẽ bạn đầu tiên hơi vội vàng nên đã tính thiếu một bước, đó là tính xem 20 năm sau anh bao nhiêu tuổi. Vì vậy tôi sẽ bổ sung vào đáp án đó, kết quả cuối cùng là 39 + 20 = 59 tuổi".

Nhà tuyển dụng hỏi:

Người phỏng vấn lắc đầu không nói gì và ra hiệu cho người cuối cùng là Lý Bình trả lời. Vốn là người suy nghĩ theo tư duy logic, Lý Bình không gặp khó khăn để tìm ra đáp án chính xác. Anh chàng trả lời: "Đáp án có lẽ là 60. Lý do là vì 20 năm trước là một cụm thời gian tách biệt và 20 năm sau cũng vậy. Có phải không ạ?".

Lúc này, người phỏng vấn tỏ ra khá bất ngờ và vui mừng thông báo, chàng sinh viên của chúng ta đã trở thành nhân viên mới của công ty nhờ tư duy logic mạnh mẽ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhà tuyển dụng hỏi: "20 năm trước tôi 20 tuổi, 20 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?" tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.