Nhật Bản có thể chấm dứt “tình bạn lâu năm” với rác thải nhựa?

Nguyễn Phương Linh (Dịch)
Trước mối quan tâm toàn cầu về rác thải nhựa từ đồ sử dụng một lần, luật mới được ban hành tại Nhật có lẽ sẽ giúp đất nước này chấm dứt “tình bạn lâu năm” của với nhựa.

Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka vào tháng 6 tới, đây là một sự thúc đẩy mạnh mẽ để Nhật Bản hành động. Chính phủ đất nước mặt trời mọc muốn nhân cơ hội này thúc đẩy thỏa thuận giảm chất thải nhựa ra biển.

Nhật Bản là một trong những nước tạo ra chất thải nhựa nhiều nhất trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (Ảnh: AFP)

Nhưng trên thực tế, hiện trạng rác thải nhựa sử dụng một lần tại Nhật dường như đáng báo động: Nhật Bản là một trong những nước tạo ra chất thải bao bì nhựa nhiều nhất trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

Một đề xuất quan trọng là yêu cầu các nhà kinh doanh phải tính phí đối với túi nhựa - biện pháp đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. (Ảnh: AFP)

"Chúng tôi tin rằng hoàn toàn có thể cải thiện được số liệu ấy và hiện chúng tôi đang xem xét các hướng thực hiện điều này", Kentaro Doi, giám đốc chiến lược chất thải nhựa của Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết.

Năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ một đề xuất giải quyết vấn đề này, với mục tiêu giảm 9,4 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm cho tới 2030. Một phần quan trọng của đề xuất là yêu cầu các nhà kinh doanh phải tính phí đối với túi nhựa.

"Những gì chúng tôi sẽ làm là đặt mức giá cho những sản phẩm từ nhựa... Chúng tôi mong muốn mọi người suy nghĩ rằng thực sự có cần thiết phải sử dụng chúng hay không", ông Doi phát biểu với hãng thông tấn quốc tế AFP.

Nhưng các quan chức chính phủ thừa nhận Nhật Bản bắt tay vào giải quyết vấn đề rất muộn. Trước đó đã có hàng chục quốc gia đã yêu cầu các doanh nghiệp phải tính phí túi nhựa, thậm chí nhiều nước đã cấm sử dụng chúng hoàn toàn.

"Các quốc gia khác đã đi trước chúng tôi", ông Doi thừa nhận, ông cho biết thêm rằng chính sách này ở Nhật Bản "sẽ được đưa ra vào năm 2020, sớm nhất có thể."

Cho đến nay, các đề xuất cũng thiếu biện pháp cụ thể trong việc hạn chế các loại rác thải nhựa sử dụng một lần khác, chẳng hạn như ống hút hoặc cốc.

Với việc chính phủ quốc gia thay đổi một cách chậm chạp, một sô địa phương và doanh nghiệp ở Nhật Bản đã tự mình hành động. Thị trấn Kamikatsu gần Kyoto đã đặt mục tiêu không rác thải nhựa vào năm 2020, trong khi đó thành phố Kyoto đã từ lâu cũng yêu cầu các cửa hàng bán lẻ lớn phải tính phí đối với túi nhựa.

Tại một siêu thị ở Makuhari, tỉnh Chiba, khách hàng đã đứng xếp hàng tại những cửa hàng tạp hóa cùng với chiếc túi mua sắm có thể tái sử dụng trên tay. Cửa hàng thuộc tập đoàn Aeon, kể từ tháng 11 năm 2013, khách hàng đã phải trả thêm tiền cho túi nhựa tại tất cả 1.631 siêu thị lớn của tập đoàn này.

"Hầu hết khách hàng hiểu mục đích của việc làm này và mang theo túi riêng của họ, nếu họ quên, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho một chiếc túi nilon" (Ảnh: AFP)

"Hầu hết khách hàng hiểu mục đích của việc làm này và mang theo túi riêng của họ, nếu họ quên, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho một chiếc túi nilon", Haruko Kanamaru, giám đốc bộ phận của đơn vị trách nhiệm xã hội của Aeon nói. Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ được gợi ý một lựa chọn khác với giá năm yên để nhận được chiếc túi có khả năng phân hủy sinh học.

Kanamaru cho biết tập đoàn này ước tính chính sách đã tiết kiệm 270 triệu túi nhựa trong năm 2017, mặc dù khách hàng vẫn có thể sử dụng túi nhựa nhỏ hơn miễn phí cho mặt hàng trái cây và rau quả và các mặt hàng lạnh.

"Khoảng 80 phần trăm khách hàng hiện mang theo túi riêng của họ hoặc từ chối lấy túi nilon", cô nói với AFP.

Yumi Takahashi, một người tiêu dùng, cho biết hiện cô luôn cố gắng mang theo một chiếc túi có thể tái sử dụng những lúc đi ra ngoài.

"Chỉ cần một chút nỗ lực để không sử dụng túi nilon và các vật dụng bằng nhựa", cô nói, thêm vào đó cô cho biết cô đã rất sốc khi nhìn thấy những hình ảnh của sinh vật biển chịu tác động của rác thải nhựa trong đại dương.

Nhưng cô Kanamaru nói không phải ai cũng nhận thức được như vậy. "Một số khách hàng thực sự đã bỏ đi và nói họ sẽ mua sắm ở nơi khác", cô nói. "Vì vậy, đã đến lúc chính phủ phải nhân rộng hệ thống này trên tất cả các doanh nghiệp ... Phải là 100% người tiêu dùng sẽ chấp nhận điều này chứ không chỉ có khách hàng của Aeon làm điều đó", cô nói thêm.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản có thể chấm dứt “tình bạn lâu năm” với rác thải nhựa? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?