Mỗi loài vật đều có phương thức khác nhau để bắt mồi, với nhện là giăng tơ. Thi thoảng, sâu, bướm,… mắc phải mạng nhện và tử nạn tại đó. Thế nhưng nhện thì khác, chúng đi qua suốt mà chẳng bao giờ bị vướng vào mạng nhện.
Nếu vô tình sờ vào mạng nhện, bạn sẽ thấy chúng có chất dính kỳ lạ. Thực tế thì không phải sợi tơ nhện nào cũng dính đâu, chỉ có các sợi xoắn ốc mới mang chất kết dính còn sợi tơ xung quanh trung tâm màng tơ thì lại không hề bị dính.
Vì vậy, những chú nhện có thể sử dụng các sợi tơ này như con đường để đi xung quanh màng tơ mà không lo bị mắc kẹt trong đó.

Và dù có bí kíp đi đường riêng, nhện cũng rất thận trọng bước đi trên “cái bẫy” của mình. Chúng có kiểu đi 1-0-2 giúp bản thân không bao giờ sa bẫy.
Nếu nhìn kỹ vào bước đi của nhện, chúng ta sẽ thấy chỉ có đầu của mỗi ngón chân nhện nhón trên sợi tơ mà thôi. Điều này giúp giảm thiểu phần nào nguy cơ khiến nhện trở thành nạn nhân trong chính chiếc bẫy của mình.

Không những thế, khi đi qua "mạng lưới tơ", nhện dù cẩn thận thế nào thì chân của chúng vẫn bị dính chất dính được tạo ra từ sợi tơ. Vì vậy, chúng luôn chăm chút bản thân rất kỹ.
Nhện thường ngậm từng ngón chân vào miệng để kéo tất cả những sợi tơ bị dính, những mảnh vụn để chắc chắn rằng cơ thể không có chất dính nào. Như thế, chúng sẽ không bao giờ bị mắc vào tấm lưới của mình.

Có quan niệm cho rằng, chân nhện chứa một chất bôi trơn tự nhiên để ngăn không bị sợi tơ dính vào chân. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn sai. Bởi cơ thể nhện không hề có tuyến sản sinh ra dầu, nhện chỉ tránh bị mắc kẹt bằng chính kĩ năng của chúng mà thôi.