Nhót xanh ngập phố, lưu ý phải biết để dạ dày không 'khóc ròng'

Nguyễn Như Quỳnh
Nhót là thứ quả được nhiều chị em yêu thích vì có vị chua, thanh mát. Nhưng dù thích ăn nhót đến mấy, các chị em cũng nên cẩn thận và ăn có liều lượng.

Thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, miền Bắc đã bắt đầu vào mùa nhót. Đi dạo quanh một số khu chợ, có thể nhận thấy nhót xanh, nhót chín được bày bán khá nhiều. Đây là thứ quả yêu thích của nhiều người, đặc biệt là các nàng vì có vị chua chua, giòn giòn, thanh mát nơi cuống họng. 

Vì có vị chua và lạ miệng, lại thêm mùa nhót chỉ kéo dài khoảng 1 tháng duy nhất trong năm nên không ít người cố gắng ăn nhót cho "đã" miệng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn điều độ loại quả này dù thích đến mấy để đảm bảo sức khỏe.

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hoài Dung (bệnh viện Nhiệt đới TƯ) cho biết: "Nhót là một thứ quả ngon thường được nhiều người ưa thích. Nhót có vị chua, ăn được kể lúc quả còn xanh nên thường được chế biến thành món ăn vặt. Theo nghiên cứu, quả nhót mọng nước chứa một số hợp chất chống oxi hóa, nhiều vitamin C, acid hữu cơ, sắt, canxi... là những chất tốt.

Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, bất cứ thứ gì, cho dù bổ đến mấy thì khi ăn quá nhiều cũng không tốt. Vậy nên mọi người nên ăn hạn chế, ăn vừa phải,mỗi ngày chỉ nên ăn vài quả".

Bác sĩ Hoài Dung cũng cho hay, trong quả nhót có vị chua, chát, điều này cũng giống như những loại quả chua khác, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho dạ dày.

Bác sĩ Dung nhấn mạnh: "Nhót có tính chua hay chát nên những người bị đau dạ dày không nên ăn. Ngoài ra, do có tính chua có thể làm tăng axit dạ dày, gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi nên người bị rối loạn tiêu hóa cần tránh ăn nhót". 

Khi ăn nhót, nhiều người thường chà bớt đi những hạt phấn bám ở bên ngoài vỏ, bác sĩ Dung cho biết, những hạt phấn này vốn dĩ ăn vào có thể không gây độc hại nhưng nó là những hạt cứng dễ gây ngứa họng.

"Việc chà bỏ đi phấn trắng ở ngoài vỏ quả nhót là đúng, những hạt phấn này mỏng dẹt, rất dễ gây ho, ngứa họng cho trẻ nhỏ. Vào giữa mùa nhót, quả nhót chín thường to, căng nước, chúng ta có thể bóc vỏ để ăn, tránh ăn cả hạt phấn", bác sĩ Dung nói thêm

Bác sĩ Dung cũng chia sẻ thêm: "Nếu ăn nhót trực tiếp, tốt nhất bạn nên ăn lót dạ trước, tránh việc ăn đồ chua khi dạ dày rỗng dễ dẫn đến viêm loét, có thể ăn nhót sau khi ăn cơm chừng nửa tiếng. Ngoài cách ăn nhót trực tiếp, chúng ta cũng có thể chế biến nhót thành các món ăn thơm ngon khác, vừa có thể kiềm chế được tính chua của nhót nhưng vẫn đảm bảo hương vị và dinh dưỡng. Ví dụ, bạn có thể dùng nhót để nấu canh chua, canh nhót nấu thịt băm chẳng hạn".

Không chỉ người viêm dạ dày, mà người mắc bệnh ở đường tiêu hóa như đại tràng, hành tá tràng cũng cần tránh ăn nhót để các vết viêm, loét không lan rộng.

Cũng liên quan đến bệnh tiêu hóa, những người mắc hội chứng ruột kích thích như thường xuyên đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau cũng cần tránh ăn nhót quá nhiều đặc biệt không ăn khi đói bụng.

Theo Emdep

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nhót xanh ngập phố, lưu ý phải biết để dạ dày không 'khóc ròng' tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Top 5 thực phẩm bổ sung omega-6

Trứng, bơ, hạt gai dầu, hạnh nhân bổ sung omega-6 góp phần xây dựng màng tế bào, hỗ trợ duy trì hoạt động của tế bào trong cơ thể.

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.