Chú trọng giấc ngủ
Trong khi bạn ngủ, bộ não lưu giữ những sự kiện mới. Giấc ngủ chất lượng tốt giúp củng cố trí nhớ và thông tin mới. Nếu bạn ngủ ít hơn, bộ não sẽ không giữ lại hoặc thu hồi thông tin mới.
Giảm căng thẳng
Các bạn cũng nên tránh những căng thẳng không cần thiết trong các kỳ thi. Mặc dù đang bị áp lực do các bài kiểm tra, nhưng nếu quá căng thẳng có thể làm bộ não co lại, dẫn đến sự phá hủy các tế bào não đấy nhé!
Chơi trò chơi trí não
Bạn biết không, khi chơi các trò chơi, não sẽ giúp kích hoạt các khớp thần kinh trong toàn bộ bộ não, bao gồm bộ nhớ. Trò chơi trí não giúp cải thiện nồng độ và khả năng nhớ lại những gì bạn đã ghi nhớ. Bạn có thể chơi trò chơi ô chữ hoặc sudoku để cải thiện trí nhớ.
Bổ sung vitamin D
Nguồn vitamin D chủ yếu là ánh sáng mặt trời có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và trí nhớ của não. Lượng vitamin D cao có thể giúp cải thiện trí nhớ và bảo vệ não khỏi chứng sa sút trí tuệ, thúc đẩy chức năng não tốt hơn.
Não khỏe giúp học sâu nhớ lâu
Để chống lại các tác nhân nguy hại như gốc tự do, giúp các thí sinh ôn tập, thi cử hiệu quả, cần:
Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý và vận động thường xuyên. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày; khi đi ngủ cần tắt điện thoại, máy tính, phòng ngủ không để nhiều sách vở; tắm nước ấm; ăn nhiều trái cây; dành thời gian thư giãn, vận động để giảm căng thẳng...
Chăm sóc não, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Não khỏe được xem là yếu tố quyết định giúp tư duy sắc bén và giải tỏa áp lực bài vở cho thí sinh.
Một số phương pháp hay bạn nên vận dụng để giúp ghi nhớ kiến thức
Phương pháp "bò nhai lại"
Việc học theo phương pháp "bò nhai lại" sẽ giúp học sinh ôn luyện kỹ càng hơn. Giống như con bò thường tích trữ thức ăn ở dạ sách để nhai lại, phương pháp tự ôn luyện kiến thức đã học giúp học sinh nhớ bài hiệu quả hơn. Việc "nhai lại" kiến thức đã học giúp não bộ lưu lâu hơn. Bạn sẽ tránh được tình trạng "nhớ nhớ quên quên" khi bước vào phòng thi.
Luôn nói về nó
Ngoài ra, học sinh có thể áp dụng phương pháp tranh luận đối thoại - nhắc đi nhắc lại bài học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây thực chất là phương pháp học nhóm nhằm trao đổi, tranh luận trên cơ sở phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra. Từ đó, học sinh có thể lĩnh hội, củng cố, mở rộng kiến thức đã học và vận dụng chúng trong quá trình thi cử nhằm đạt kết quả cao.
Mai Lâm (tổng hợp)