Phần sau tai
Vào ngày không gội đầu, phần sau tai thường cũng bị bỏ lơ. Điều này vô hình trung khiến khu vực này trở thành “điểm tập kết” của bụi bẩn và vi khuẩn. Bã nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra tại đây có tác dụng làm ẩm da nhưng cũng có thể gây mùi khó chịu.
Tình trạng vi khuẩn “đóng đô” có thể gây ngứa, thậm chí nhiễm trùng. Hãy sử dụng một miếng bông gòn để làm sạch khu vực sau tai ngay cả khi bạn không gội đầu.
Phần bên dưới móng tay
Rửa tay trước khi ăn là động tác quan trọng nhằm ngăn ngừa lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vấn đề là bạn có rửa tay đúng cách hay không? Trong lúc rửa tay, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cả phần bên dưới các móng tay để loại bỏ cáu bẩn và vi khuẩn.
Theo một nghiên cứu do các chuyên gia Đại học Aston (Anh) tiến hành năm 2007, móng cắt của 24% đối tượng nghiên cứu nam và 15% phụ nữ có chứa những vi khuẩn có hại. Vi khuẩn khu trú bên dưới móng tay có thể gây ra những bệnh như tiêu chảy.
Rốn
Đây có lẽ là phần bị phớt lờ nhiều nhất của cơ thể. Nếu không được vệ sinh đều đặn, nó sẽ không chỉ dẫn đến tình trạng tích tụ bụi bẩn mà còn thu hút nhiều vi khuẩn. Môi trường tối và ẩm ướt ở vùng rốn lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Sự hiện diện của vi khuẩn ở đó có thể gây mùi khó chịu và nhiễm trùng. Hãy luôn chú ý lau khô vùng rốn bằng khăn tắm và làm vệ sinh rốn bằng bông gòn.
Da đầu
Mọi người sử dụng dầu gội để làm sạch tóc nhưng ít chú ý làm vệ sinh da đầu. Vùng da đầu tập trung nhiều tuyến dầu và mồ hôi. Bạn cần làm vệ sinh da đầu để ngăn ngừa tình trạng bong tróc da và gàu ngứa. Hãy massage da đầu bằng dầu và trong khi gội đầu có thể cào nhẹ da đầu vài phút bằng những đầu ngón tay.
Giữa các kẽ chân
Khu vực giữa các ngón chân khá bẩn và đó cũng là một trong những phần cơ thể dễ bị phớt lờ nhất. Không làm vệ sinh các kẽ ngón chân có thể khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, khu vực đó cũng có thể gây mùi hôi.
Nên rửa sạch ngón chân và các kẽ ngón chân một cách thường xuyên. Hãy lau khô chúng bằng khăn tắm và rắc một ít bột talc nếu có mùi hôi. Bạn cũng có thể tìm đến một người thợ làm móng để nhờ giúp đỡ.
Hãy đảm bảo sử dụng một loại xà phòng tốt và phù hợp. Việc duy trì tốt vệ sinh cơ thể sẽ giúp bạn tránh xa bệnh tật và sống khỏe, sống vui.
Vùng dưới cánh tay (vùng nách)
Đây là vùng da đầu tiên bạn cần phải chà sạch thật kĩ khi thay vì chỉ làm sạch qua loa khi tắm. Vì vùng nách là vùng đổ rất nhiều mồ hôi và là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn có hại. Thế nên đây là lý do vì sao vùng da này là nơi cần được vệ sinh kĩ càng nhất khi tắm.
Hố tam giác trên tai
Một khu vực mà rất nhiều người thường bỏ qua khi tắm rửa cơ thể hàng ngày là vùng hố tam giác trên tai. Đây là vùng da tích tụ rất nhiều chất nhờn, thậm chí cả những cặn xà phòng và là vùng da bẩn nhất ngay cả khi bạn tắm thường xuyên.
Ngoài ra, lỗ tai còn là nơi tập trung 5 huyệt vị quan trọng và những huyệt vị này có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ. Thế nên khi tắm rửa chúng ta nên làm sạch và massage vùng hố tam giác trên tai thật cẩn thận. Việc làm này sẽ giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, hạ huyết áp, đồng thời giúp tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, khi vệ sinh tai cần lưu ý không để nước tràn vào lỗ tai nhé. Chúng ta nên dùng nước rửa viền tai ngoài và dùng bông gòn thấm phía trong để ống tai được khô ráo.
Minh Phương (tổng hợp)