1. Bệnh đường hô hấp
Hệ hô hấp trẻ bắt đầu từ cửa mũi, đến hầu họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản rồi mới đến phổi.
Theo Ths, BS Lương Văn Chương (Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanhpon), bệnh đường hô hấp là bệnh phổ biến ở trẻ em, phải điều trị sớm nhất là khi trẻ viêm đường hô hấp trên, nếu để mầm bệnh vượt qua các hàng rào bảo vệ sẽ viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi thì điều trị sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ chỉ ra:
- Viêm đường hô hấp cấp
- Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới
Biểu hiện:
Đường hô hấp trên tính từ mũi (trong mũi có cả VA), hầu họng (có cả amidan), cả thanh quản. Đường hô hấp dưới tính từ khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Vậy thanh quản là mốc giới giữa viêm đường hô hấp trên và dưới.
Khi bác sĩ chẩn đoán viêm hô hấp trên có nghĩa bệnh mới xâm nhập.
Khi bác sĩ chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới là bệnh phức tạp, nguy cơ nhập viện khá cao.
2. Bệnh còi xương
Bệnh Còi xương là bệnh phổ biến nhất là mùa Đông thiếu ánh mặt trời cần bổ sung Canxi và Vitamin D để sau này có những đứa trẻ cao lớn, xinh đẹp.
Còi xương là tình trạng xương trong giai đoạn phát triển mạnh nhất là giai đoạn dưới 2 tuổi mà Canxi không được cung cấp đủ gây nên tình trạng loãng xương và làm biến dạng xương.
Cũng theo BS. Lương Văn Chương, trẻ càng bụ càng dễ còi xương là vì canxi không theo kịp với tốc độ lớn của trẻ.
Biểu hiện:
- Rối loạn thần kinh thực vật nên trẻ ra mồ hôi trộm, ngủ hay giật mình.
- Biến dạng Xương nhìn hình vẽ thì biết, tay chân cong queo vừa lùn rất xấu dáng chân chữ X, chữ O đi chữ chi chữ bát.
- Ngực dô, trán dô, tay cong....
- Đầu to do phát triển các bướu, thóp mềm và chậm liền.
Trẻ bị còi xương
Chuyên gia đưa ra các lời khuyên giúp tránh bệnh còi xương:
- Tắm nắng
Tắm nắng mỗi ngày chỉ cần 10 phút, thời gian tắm nắng nên trước 9h sáng vì từ 9h đến 13h ánh nắng gắt sẽ hại cho trẻ. Chỉ cần hở một chút da ở tay, chân là đủ vì nhu cầu của trẻ khoảng 400 dv.
Bác sỹ chỉ ra một số sai lầm khi tắm nắng như: Tắm quá sớm trẻ nên tắm sau 1 tuần sau khi sinh; không nên tắm qua cửa kính vì không có tác dụng; không nên tắm quá lâu; không nên cởi hết quần áo.
- Ninh hầm xương
Có một sai lầm các pama thế hệ trước muốn cho trẻ có canxi nên ninh hầm xương lấy nước nấu bột cho trẻ, đây là quan niệm sai lầm vì xương cục là canxi vô cơ, ninh sẽ chẳng có canxi mà chỉ có nước tủy xương là chất béo khó tiêu, trẻ ăn sẽ rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
Chỉ nên ăn uống thức ăn giàu canxi hữu cơ như trứng, sữa..
- Uống canxi và vitamin D
Vitamin D có 3 vai trò quan trọng: Hấp thu canxi từ ruột vào máu; vận chuyển canxi từ máu vào xương; tái hấp thu canxi từ thận để không bị mất canxi qua nước tiểu. Vì thế, vitamin D quyết định trong quá trình tạo xương của trẻ.
Do Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương của trẻ, bởi thế nếu vào mùa Đông trẻ không có điều kiện tắm nắng nên bổ sung canxi và Vitamin D.
Nên uống hàng ngày theo chỉ dẫn, khoảng 3 tuần rồi nghỉ 1 đến 2 tuần. Uống liên tục cũng không tốt vì gây tăng Canxi Xương sẽ cốt hóa sớm làm xương sọ liền quá sớm cũng không tốt.
Lưu ý:
- Nên uống cho trẻ dưới 3 tuổi vì giai đoạn xương phát triển mạnh. Sau 3 tuổi không cần bổ sung nữa.
- Vitamin D là vitamin tan trong dầu, không tan trong nước vì vậy nó phải được nhũ hóa bởi muối mật nên uống xa bữa ăn.
- Vitamin D có khả năng tích lũy ở gan và mô mỡ, nếu uống quá nhiều cơ thể sẽ mệt mỏi, chán ăn.
- Vitamin K2
Vitamin K2 cũng tham gia quá trình vận chuyển Canxi vào xương, thiếu nó gây Loãng xương.
3. Bệnh cảm lạnh và cúm
Theo BS Chương, có một sự hiểu nhầm giữa cảm lạnh và cúm mà trước đây hay được gọi một từ chung chung là cảm cúm. Thật ra cảm lạnh thường do Rhinovirus chiếm 80% còn lại Coronavirus và khoảng 200 loại virus khác. Cảm lạnh gây bệnh nhẹ hơn rất nhiều so với cúm.
Biểu hiện:
Hình vẽ so sánh về cảm lạnh và cúm
Cúm là bệnh viêm đường hô hấp khá nặng bệnh do virus cúm gây ra có cúm A, B, C.
- Virus cúm A có cấu tạo bề mặt có nhiều thụ thể trên bề mặt như H, N. Khi nó kết hợp với nhau sẽ tạo ra rất nhiều dòng cúm khác nhau như H1N1, H1N3, H5N1,H7N9.... vô cùng nhiều. Do bề mặt cúm biến đổi khôn lường như vậy nên mặc dù y học phát triển nhưng tạo ra vacxin phòng cúm vẫn là một thách thức.
- Cúm B thì bệnh quanh năm và nhẹ hơn, không thành dịch.
- Cúm C không gây bệnh cho người.
Điều trị:
- Cả cảm lạnh và cúm đều do virus nên kháng sinh vô tác dụng.
- Do trẻ sốt liên tục, lại ho nữa nên hay được chẩn đoán viêm họng, viêm phế quản, thậm chí viêm phổi khi đó nếu không có xét nghiệm cúm trẻ sẽ được dùng kháng sinh. Sau 7 ngày trẻ cũng hết sốt, cũng khỏi nhưng hậu quả trẻ rất yếu sau đợt ốm vì bệnh đã nặng lại chịu đợt kháng sinh không cần thiết.
- Nếu trẻ được chẩn đoán cúm A thì có thuốc đặc trị là Tamiflu.
- Có thể uống hạ sốt, vitamin, các thuốc chống cảm lạnh.
Tiên lượng:
- Cảm lạnh và cúm đều khỏi sau một tuần cho nên trong giai đoạn trẻ ốm phải ăn uống đầy đủ, uống Vitamin, giữ ấm.
- Sau đợt cúm trẻ có thể suy giảm miễn dịch cần khám để phòng bội nhiễm hô hấp.
Phòng tránh:
- Giữ ấm khi ra ngoài, tránh gió lùa,
- Khi ngủ tránh "tè dầm" gây cảm lạnh, ăn đủ chất.
- Khi trẻ ho sốt không đưa trẻ đi lớp tránh lây cho các bạn khác.
Dương Bích Thúy
Ảnh: Thuốc cho bé