Những công dụng đặc biệt của củ tỏi mà bạn nên biết

vuhien
Tỏi có rất nhiều công dụng vậy nên bạn cần biết để tận dụng loại củ "nhỏ nhưng có võ" này một cách an toàn và hiệu quả.

Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là " thuốc kháng sinh tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Dạng sử dụng thông thường nhất là ăn tỏi tươi: ăn sống, hoặc dầm vào nước chấm, mỗi ngày thường dùng khoảng 2 tép tỏi là đủ.

Tỏi ngâm dấm: trong môi trường acid tác dụng của tỏi tăng lên 4 lần, lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ, đâm nhuyễn ngâm vào 100ml dấm gạo là tốt nhất, ngâm từ nửa tháng đến 1 tháng là sử dụng tốt.

Rượu tỏi: 25g tỏi bóc vỏ, giã nát và ngâm với 100ml rượu trắng đậy kín, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25 - 30ml. Hoặc có thể chế biến theo cách khác: dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Tỏi đen (black garlic) là tỏi được lên men từ tỏi thường trong một thời gian dài, sản phẩm có màu đen, vị ngọt, không còn mùi cay hăng của tỏi thường và có tác dụng gấp hàng chục lần tỏi thường thấy, sau khi lên men hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng rất cao, đặc biệt hàm lượng S-allyl-L-Cystein.

Tỏi ngâm đường: lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm ngon.

Ăn tỏi sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày.

Dùng làm mỹ phẩm

Bạn cũng có thể tự tạo mỹ phẩm từ tỏi. Chẳng hạn, bạn có thể pha một loại nước rửa mặt bằng cách trộn nước tỏi với nước cốt chanh và nước, giấm táo, hoa oải hương. Bạn thậm chí còn có thể làm kem dưỡng tóc và da dầu bằng hỗn hợp nước ép tỏi với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo. Trước khi thoa những loại mỹ phẩm từ tỏi này lên cơ thể, bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không.

Dùng làm siro chữa đau họng

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.

Đuổi muỗi

Quan niệm cho rằng ma cà rồng sợ tỏi có thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi. Chưa có lý do rõ ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta đã dùng để tránh muỗi. Bạn sẽ tránh được nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.

Kim Hiền (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những công dụng đặc biệt của củ tỏi mà bạn nên biết tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.