Những loại thực phẩm giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Thúy Quỳnh
Đối với hệ tiêu hóa, việc bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa là một trong những việc vô cùng quan trọng để tăng cường sự hấp thụ dưỡng chất và phát triển của cơ thể. Nhưng đâu là những loại thực phẩm giúp tăng cường lợi khuẩn.

Nên bổ sung lợi khuẩn qua thuốc hay qua thực phẩm

Theo Thanh niên, lợi khuẩn không chỉ giới hạn trong các loại thực phẩm tự nhiên (như sữa chua và thức ăn lên men như kim chi) mà còn ở dưới dạng nước đóng chai hoặc viên nén… Trong thập niên qua, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng ba lít vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa - khoảng 40.000 tỉ vi khuẩn, nấm và vi rút được biết đến như là những vi sinh vật sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng. Và vì những thay đổi trong vi sinh vật có liên quan đến các chứng bệnh tiêu hoá như hội chứng ruột kích thích, nên việc thêm vi khuẩn tốt dưới dạng probiotic cần tăng cường.

Robert Hutkins, nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Thực phẩm Nebraska ở Mỹ, nói: "Trong số hàng trăm chủng probiotic đã được xác định, các nghiên cứu chỉ cho thấy một số ít có ích trong điều trị các tình trạng cụ thể. Và không có bằng chứng nào cho thấy lợi khuẩn ảnh hưởng nhiều đến vi sinh vật của các cá thể khỏe mạnh, theo các nghiên cứu gần đây. Việc sử dụng probiotic duy nhất được chấp thuận tại châu Âu liên quan đến vi sinh vật là nuôi cấy sữa chua sống và cải thiện tiêu hóa lactose”.

Khi bạn nuốt probiotic, nó sẽ không tồn tại lâu dài trong hệ sinh thái ruột với những vi khuẩn đã có sẵn. Nó có thể giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, nhưng cuối cùng nó sẽ đi qua ruột. Đó là lý do tại sao không thể lấy quá nhiều probiotic. Nếu bạn đang hướng tới một lợi ích về sức khoẻ, bạn cần bổ sung probiotic gần như hằng ngày, theo womansday.

Nhiều chủng probiotic được bổ sung vào thực phẩm được chọn vì chúng an toàn và có thể được sản xuất dễ dàng và rẻ tiền. Không nhất thiết chúng có khả năng duy trì sức khoẻ tốt nhất hoặc điều trị bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định những dòng nào là tối ưu cho các tình trạng cụ thể.

Theo bác sĩ y khoa chuyên khoa tiêu hóa học Matthew Ciorba, bác sĩ y khoa chuyên nghiên cứu hệ vi sinh ruột ở Washington (Mỹ), probiotic để điều trị tiêu chảy, có bằng chứng khoa học cho thấy 7 bệnh nhân tiêu chảy cùng uống probiotic và chỉ có một báo cáo có sự khác biệt rõ ràng.

Đó là bởi vì vi khuẩn của mỗi người giống như dấu vân tay, chịu ảnh hưởng của tuổi, di truyền và giới tính. Ví dụ, nghiên cứu động vật của Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho thấy các vi khuẩn sống trong ruột của nam và nữ phản ứng khác nhau với chế độ ăn uống như nhau. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu các cách để khai thác vi khuẩn của một người để điều trị bệnh tật hơn là đi đến một cách tiếp cận chung cho mọi người.

Vấn đề được các nhà khoa học khuyên là nên bổ sung prebiotic thay vì dùng chất bổ sung. Các vi khuẩn trong ruột cần prebiotic, carbs không tiêu hóa được - những thực phẩm của lợi khuẩn, dùng để nuôi các vi khuẩn thân thiện và giúp chúng nhân lên. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những con chuột ăn prebiotic ngủ ngon hơn sau một trải nghiệm căng thẳng. Hutkins khuyên nên dùng chúng hằng ngày dưới dạng thức ăn, không phải thuốc, chẳng hạn như ngũ cốc yến mạch, chuối, hành tây, tỏi và măng tây là những thực phẩm chứa thức ăn cho lợi khuẩn.

Những loại thực phầm giúp tăng cường lợi khuẩn

Dưới đây là những loại thực phẩm với công dụng giúp vi khuẩn đường ruột có lợi của bạn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Sữa chua

Theo sức khỏe đời sống, sữa chua có lẽ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất được biết đến của lợi khuẩn. Ngoài lí do đó sữa chua cũng rất tốt cho cơ thể bạn bởi nó là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, protein và kali. Sữa chua với trái cây tươi, một chút mật ong và một số các loại hạt là một món tráng miệng hoặc ăn vặt hoàn hảo.

Pho mát để lâu

Ăn pho mát để lâu như cheddar và gouda sẽ cung cấp cho bạn nhiều vi khuẩn có lợi cùng với  cả canxi và protein. Các loại phô mát tươi như mozzarella và feta thì không chứa lợi khuẩn.

Dưa cải bắp

Dưa cải bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại lợi khuẩn, chất xơ, mangan, kali, sắt, canxi và vitamin C. Nhưng dưa cải bắp có hàm lượng natri khá cao, vì vậy nó có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang ăn kiêng muối.

Atisô

Atisô có nhiều chất xơ prebiotic mà lợi khuẩn cần để phát triển. Atisô còn có hàm lượng cao magiê, kali, vitamin C, và mangan và chứa ít calo.

Chuối

Chuối có nhiều chất xơ prebiotic hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn, ngoài ra còn cung cấp nhiều mangan, kali, vitamin C và vitamin B-6.

Hành tây

Hành tây sẽ giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn “hạnh phúc” và chúng chứa ít calo. Hành tây cũng rất giàu mangan, vitamin C và kali. Hẹ là 1 loại thực phẩm có hương vị tương tự như hành tây và cũng chứa lợi khuẩn.

Tỏi tây

Tỏi tây cũng có hương vị tương tự như hành tây, và cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ lợi khuẩn phát triển. Không chỉ vậy tỏi tây còn có ít calo và giàu vitamin A, vitamin C, mangan, sắt và magiê.

Tỏi

Tỏi không chỉ thêm hương vị cho nhiều món ăn ngon, nó cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn trong cơ thể. Tỏi cũng có rất nhiều lợi ích khác tốt sức khỏe.

Kim chi

Kim chi được làm từ rau quả lên men, thường là bắp cải. Nó có một hương vị cay tuyệt vời. Kimchi là một nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, cùng với đó là chất xơ, vitamin A và C, canxi và các chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại rau họ cải.

Măng tây

Măng tây rất giàu chất xơ, trong đó bao gồm cả những loại chất xơ hỗ trợ các lợi khuẩn. Ngoài ra măng tây còn có hàm lượngô cao các loại vitamin và khoáng chất, thêm vào đó là có rất ít calo.

Minh Phương ( tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những loại thực phẩm giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Có nên ăn chuối khi bụng đói?

Chuối là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Chuối có vị ngọt, dễ tiêu hóa, vậy có nên ăn chuối khi đói?

Những loại trái cây khô tốt cho trí não

Sức khỏe nhận thức rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Kết hợp nhiều loại trái cây khô vào chế độ ăn uống hàng ngày là cách vừa giúp ngon miệng và hỗ trợ trí nhớ, chức năng nhận thức.