"Phong ba" và "Bão táp" ở Trường Sa

Chu Hải
TNTP - Ở quần đảo Trường Sa, có một cặp đôi cây rất nổi tiếng không kém gì cây bàng vuông huyền thoại. Đó là cây phong ba và cây bão táp.

Chẳng hiểu từ bao giờ, hai loại cây này bị ghép đôi, nhưng sức sống mãnh liệt của phong ba và bão táp dường như đã trở thành cảm hứng để cho các nghệ sĩ có dịp ra Trường Sa sáng tác thơ văn và bài hát về cặp cây này.

Cây phong ba

Cây phong ba tên khoa học Heliotropium foertherianum, là một loài thực vật thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae, còn gọi là họ Vòi voi). Đây là loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á, Madagascar, và miền bắc Australia, cũng như ở nhiều đảo của Micronesia và Polynésie.

Phong ba là loài thực vật nhỏ, chỉ cao trung bình 3–6 m, dù có thể đạt chiều cao tới 10–15 m, thường xanh, hay mọc ở những nơi đất cát. Thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp. Cụm hoa xim bò cạp xếp hai dãy nhỏ màu trắng, nhỏ chỉ 5 mm. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5–8 mm, mọc thành chùm. Quả tươi màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng có thể ngả màu vàng hoặc nâu.

Tại Việt Nam cây phong ba mọc tự nhiên tại các đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo, Bãi Canh (Bà Rịa-Vũng Tàu), quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà). Vùng biển Khánh Hoà đến Ninh Thuận cũng còn một ít cá thể sống rải rác. Phong ba là loài cây phát triển rất chậm, cây trưởng thành sau 10 năm chỉ cao 3-4m. Cây có thể tái sinh bằng hạt và chồi, trong thực tế việc tái sinh tự nhiên cây tại các vùng ven biển (trừ các đảo) hầu như không xảy ra.

Do cây có thể chịu được gió bão, nước mặn và có thể sống tốt trên bãi cát san hô nên phong ba được các chiến sĩ Trường Sa trồng trên đảo để chắn gió, cố định cát và làm cây bóng mát ven biển, cây cảnh quan cho các công trình. Lá cây có thể làm thuốc chữa rắn biển cắn.

Cây bão táp

Cây bão táp có tên khoa học là Scaevola taccada, còn gọi là cây Hếp. Loài thực vật thuộc họ Hếp, có mặt tại các vùng ven biển nhiệt đới khu vực Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương. Đây là một loại cây bụi mọc phổ biến ở vùng Biển Ả Rập, vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương và các đảo Thái Bình Dương.

Đây là loài cây bụi to, có thể đạt đến chiều cao 4 m, mọc gần biển, quen chịu nước mặn, thường mọc trên đất cát hay sỏi đá. Lá của loại cây này thường hơi mọng nước, dài khoảng 20 cm, mọc xen kẽ dày, đặc biệt ở phần búp cây. Lá cây trơn, hơi giống lá hoa sứ, có màu xanh hơi vàng tươi mát. Hoa và quả cây có màu trắng, ra quanh năm. Hoa có dạng cái quạt. Quả cây nổi được trên mặt nước, và được dòng chảy mang đi nên cây này thường là một trong các loại cây tiên phong ở các bãi cát hoang tại vùng nhiệt đới. Không những có tác dụng về sinh thái, dịch quả Hếp còn được dùng chữa bệnh mờ mắt, còn rễ và lá sắc uống chữa phù thũng, lá ăn cầm tiêu chảy. Trên quần đảo Trường Sa, do cây chịu được gió mặn và sóng to nên quân lính ở đảo đã đặt cho Hếp tên gọi là "bão táp".

Ở Trường Sa, loài cây này có tác dụng chắn gió, cát, chịu mặn và giữ đất, làm bóng mát, che chở cho những loài cây khác. Bão táp rất dễ trồng, chỉ cần cắm cành là sống. Chúng đan xen “dìu dặt” những hàng dài ven biển. Do cây chịu được gió mặn và sóng to nên lính đảo đã đặt cho Hếp một cái tên rất kiên cường: “bão táp”. Hếp có thể đã bị người đời “lãng quên” tên thật, nhưng bão táp đã in đậm dấu ấn về một loài cây kiên cường chắn sóng và gió cát, vững vàng nơi đầu sóng như người chiến sĩ trên đảo Trường Sa.

Hướng Dương
(Tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Phong ba" và "Bão táp" ở Trường Sa tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.

Tưởng vậy mà không phải vậy

Có những điều chúng ta vẫn mặc định từ trước đến giờ về một số loài vật mà không hề biết rằng, đó thực ra chỉ là… những lầm tưởng.

Những khuôn mặt siêu biểu cảm

Không cần thêm một dòng bình luận nào, tự những bức ảnh trên hai trang báo này đã nói lên tất cả. Chúng mình cùng ngắm ảnh và cùng cười thật sảng khoái nha các bạn!