Ngày 6/3, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết một bé trai được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng, người tím tái, trụy tim mạch.... Theo lời kể từ phía gia đình, bé trai vừa hút vừa bóp mạnh miếng thạch rau câu, không ngờ thỏi rau câu chạy lọt vào trong đường thở khiến bé ôm ngực thở dốc, người tím tái. Dù đã được các bác sĩ nhanh chóng xử lý cấp cứu dị vật đường thở nhưng do tình trạng quá nặng, bé đã không quá khỏi.
Câu chuyện thương tâm gây rúng động cộng đồng khiến nhiều người lo lắng về tình trạng TNTT hóc dị vật ở trẻ.
Những dị vật có thể hóc/mắc vào tai trẻ
1. Con dế
Những con dế nhỏ có thể chui tọt vào tai bé và thậm chí là làm tổ trong đấy nếu không phát hiện sớm.
2. Pin điện tử
Cũng không bất ngờ khi những cục pin này có kích thước vô cùng nhỏ, rất dễ dàng lọt vào tai của trẻ.
3. Sâu bướm
Một cậu bé 12 tuổi đến từ bang Colorado, Mỹ đến phòng cấp cứu và đang khóc thét vì bị đau tai. Bác sĩ phát hiện ra đó là một con sâu bướm đang mắc trong đó. Sau khi phải thử rất nhiều phương pháp khác nhau mới có thể lấy con sâu bướm ra.
4. Dòi
Điều này nghe có vẻ hy hữu và có phần kinh dị nhưng không phải là không có. Đặc biệt những lúc trẻ chơi ở ngoài trời, những con dòi rất có thể chui vào tai.
Những con dòi này vô cùng nguy hiểm vì chúng là loài thường hay sống kí sinh ở những con vật bị thương hay đã chết và ăn thịt dần dần.
Tai của trẻ cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nếu những con vật này sống lâu trong tai.
5. Bồ công anh
Một cặp bố mẹ ở Trung Quốc phát hiện ra trong tai của cô con gái nhỏ của họ có một thứ gì đó đang phát triển. Họ ngay lập tức đưa con đến bệnh viện và may thay bác sĩ đã có thể lấy nó ra một cách dễ dàng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả là họ đã sốc vô cùng khi biết rằng một ngọn bồ công anh đã phát triển 2cm trong ống tai của cô bạn.
6. Nhện
Cũng giống như dế và sâu bướm, những con nhện nhỏ rất có thể chui vào tai bé nếu bố mẹ không để ý.
7. Răng
Nghe thì có vẻ rất lạ nhưng đây lại là nguyên nhân vô cùng phổ biến đối với những tổn thương ở tai của trẻ ở những nước phương Tây. Vì những đứa trẻ ở đây có truyền thống cất giữ răng để Tiên răng đến lấy, và một vài bé chọn tai của mình như là một nơi cất giữ an toàn nhất.
8. Những mảnh lego
Món đồ chơi yêu thích của trẻ này tất nhiên không phải là một ngoại lệ.
Những bộ đồ chơi lego có thể có những mảnh ghép bé xíu mà trẻ có thể vô thức nhét vào tai mình. Pama tốt nhất nên rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hoặc quá nhỏ hay không. Bố mẹ cũng cần quan sát cẩn thận trong lúc bé chơi đùa. Cách tốt nhất là nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai mình là việc xấu và vô cùng nguy hiểm.
Xứ lí khi bị hóc dị vật ?
Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu hóc dị vật đường thở sẽ dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Trong vòng 4 phút trẻ sẽ bị chết não và quá 10 phút sẽ không thể cứu chữa. Vì vậy, quan trọng nhất là khâu sơ cứu ban đầu tại chỗ.
Bác sĩ Phương khuyến cáo phụ huynh gặp phải các trường hợp này cần phải vỗ lưng, ấn ngực… để tạo áp lực lồng ngực, đẩy dị vật ra ngoài. Nếu trẻ ngưng thở cần hô hấp nhân tạo liên tục kể cả trên đường đến bệnh viện.
Dương Bích Thúy