Quyền tham gia – Quyền của chính bạn!

Chu Hải
TNTP - Tại các kỳ diễn đàn Trẻ em quốc gia diễn ra nhiều năm qua, không ít các đại biểu thiếu nhi đến từ mọi miền Tổ quốc đã chủ động nêu lên các vấn đề, bày tỏ nguyện vọng của mình.

Thật vui là hầu hết nguyện vọng trẻ em nêu lên đều nhận được sự hồi đáp của các cấp bộ, ngành.

- Trước hết, các em mong muốn được thường xuyên lắng nghe, trao đổi và phản hồi các ý kiến của trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện Quyết định 1235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ trì xây dựng thí điểm mô hình Hội đồng trẻ em. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018, mô hình Hội đồng trẻ em đã được thành lập và đi vào hoạt động tại 5 tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh.

Các kỳ họp của Hội đồng trẻ em TP. Hà Nội luôn diễn ra sôi nổi và thiết thực.

- Cần có quy định cụ thể trong các luật về hình thức gây tổn hại cho trẻ em, bắt buộc trình báo, tố cáo và xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cán bộ xã hội, chính quyền xã phường các cấp, ngành trong bảo đảm quyền được bảo vệ của trẻ em.

Với vai trò tiên phong, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Với ban đầu là tập trung vào quyền được sống, được tự do và được giáo dục của trẻ em, qua nhiều lần thu thập ý kiến, với nhiều lần bổ sung và sửa đổi, Luật trẻ em hiện nay bao gồm 25 điều quy định về quyền trẻ em đã ngày càng hoàn thiện hơn và sự bảo vệ đa dạng và toàn diện hơn.

Luật Trẻ em được kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 5 tháng 4 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2017.

- Cần có nhiều hơn các chương trình, biện pháp phòng ngừa, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật tại cộng đồng để giảm bớt số trẻ em phải vào trường giáo dưỡng, trại giam, giúp đỡ trẻ em vi phạm pháp luật hòa nhập cộng đồng. Cần thành lập tòa án riêng để việc xét xử trẻ em vi phạm pháp luật thân thiện hơn với trẻ.

Sáng ngày 4 tháng 4 năm 2016, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ra mắt Tòa án Gia đình và người chưa thành niên. Đây là tòa án chuyên trách đầu tiên cho trẻ em của Việt Nam, nhằm hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn trẻ em có liên quan đến pháp luật. Sau TP. Hồ Chí Minh, dự kiến mô hình tòa án chuyên trách này sẽ mở rộng ra tất cả các tỉnh thành và quận huyện trong cả nước. “Sự ra đời của tòa án này là cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, và tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới” - Ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Quyền tham gia – Quyền của chính bạn! tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.