Trong văn hoá tâm linh của người Việt, Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày Tết quan trọng. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới, do đó, mâm cỗ cúng cũng được chuẩn bị trang trọng không kém ngày Tết.
Rằm tháng Giêng là dịp để con cháu tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà và thụ lộc đầu năm lấy may. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Vì vậy trong ngày Rằm tháng Giêng phần lớn người dân - nhất là các phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe trong năm mới.
Năm nay, Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần cũng chính là chính ngày 15/2/2022. Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch).
Tuy nhiên, do điều kiến sống thay đổi, hện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế. Các gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12.
Một số lưu ý khi bày lễ cúng Rằm tháng Giêng:
- Không dịch bát hương: Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
- Không nên dùng hoa giả, trái cây giả: Việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là không nên, vì thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
- Không nên dùng đồ chay giả mặn: Vì không muốn sát sinh trong ngày rằm nên nhiều gia đình chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
- Không đốt nhiều vàng mã: Trọng tâm của lễ rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên dùng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Một số lưu ý khi thắp hương:
- Hàng ngày thắp 1 nén hương, được gọi là Bình An hương, thường là thờ cúng Thần Linh trong nhà. Chỉ cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi, sáng tối mỗi ngày một nén hương là đủ.
- Buổi tối không nên thắp hương thường xuyên, bởi thời điểm này xuất hiện rất nhiều năng lượng xấu, không nên thắp hương khấn vái vào giờ này để tránh xui xẻo cho gia đình.
- Theo giới tâm linh, việc cắm trụ sắt để thắp hương vòng là điều không nên. Muốn đốt hương vòng, bạn nên đặt hương vòng trong một cái đĩa và đốt lên - vừa tránh việc bị động bát hương, còn dễ làm sạch bàn thờ.
- Các chuyên gia thường khuyên rằng, việc thắp hương thường ngày là nên làm, bởi giúp bàn thờ có hương khói ấm cúng, gia đạo ấm áp, an bình.
- Thắp hương giúp truyền đạt mong ước, nguyện cầu tới thần linh, tổ tiên. Để việc dâng hương linh thiêng trong bát hương cần nạp cốt Thất Bảo, vừa giúp bát hương tăng thêm linh khí, tránh năng lượng xấu gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Lưu ý, tuyệt đối không dâng hương với số nén chẵn vì điều này là đại diện cho cõi âm.
Các cụ xưa có một số nguyên tắc khi thắp hương, trong đó có khi dâng hương cần giữ tâm nhẹ nhàng, ăn mặc nghiêm chỉnh và thành tâm cầu nguyện.