Rớt nước miếng khi ngủ khiến bạn “xấu hổ muốn chớt”, tại sao lại xảy ra hiện tượng này nhỉ?

Minh Hồng
Có 4 nguyên nhân gây ra tình trạng rớt nước miếng khi ngủ, hãy xem mình thuộc trường hợp nào nhé!

Có bao giờ bạn muốn “độn thổ” khi ngủ dậy và thấy xung quanh miệng, nước miếng rớt tùm lum chưa? Điều này xảy ra không chỉ do tư thế nằm đâu, nghiêm trọng hơn, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật mà bạn không được chủ quan.

Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến bạn rớt nước miếng khi ngủ:

Do bạn ngủ sai tư thế

Một trong những nguyên nhân phổ biến là do bạn ngủ sai tư thế đấy. Nhiều bạn có thói quen nằm sấp khi ngủ mà không biết đây là tư thế không hề tốt cho sức khoẻ. Chưa kể, việc nằm úp mặt xuống gối cũng dễ làm chảy nước dãi nhiều hơn.

Nguyên nhân là bởi phần đầu bạn nghiêng hết sang một bên nên sẽ bị nén lại khiến cho việc tiết nước bọt trong miệng tăng lên. 

Nếu bạn có tư thế này thì hãy thay đổi ngay nhé, tìm một tư thế thoải mái vừa giúp giấc ngủ ngon hơn vừa không diễn ra tình trạng chảy nước miếng. 

Rớt nước miếng khi ngủ khiến bạn “xấu hổ muốn chớt”, tại sao lại xảy ra hiện tượng này nhỉ?  - Ảnh 2

Do khớp hàm có vấn đề

Người có phần hàm không cân đối thường dễ gặp phải hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ. Đó là tình trạng khớp cắn của răng có vấn đề, khiến họ không thể ngậm miệng hoàn toàn trong lúc ngủ. Vì thế, nước miếng chảy ra ngoài mà không thể kiểm soát.

Người mà bị lệch hàm nhiều thì khả năng cao nướu cũng sẽ bị ảnh hưởng, khoang miệng đẩy nhanh quá trình tiết và chuyển hóa nước bọt. Quá trình tăng tiết nước bọt nhiều lên sẽ làm chảy nước miếng mất kiểm soát trong lúc ngủ.

Rớt nước miếng khi ngủ khiến bạn “xấu hổ muốn chớt”, tại sao lại xảy ra hiện tượng này nhỉ?  - Ảnh 1

Do khoang miệng bị nhiễm trùng

Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cặn thức ăn vẫn bám quanh răng. Về lâu dài, điều này có thể gây ra các bệnh về nướu, làm tăng tiết nước bọt trong khoang miệng. Chính điều này sẽ khiến miệng bị chảy nước dãi trong khi ngủ.

Buổi sáng thức dậy, bạn chọn đánh răng hay uống nước trước? Tưởng đơn giản mà không phải ai cũng làm đúng cách - Ảnh 1
Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ nếu bạn không muốn bị rớt nước miếng khi ngủ

Do lá lách và dạ dày bị rối loạn 

Thêm một bệnh lý khác gây ra tình trạng chảy nước miếng khi ngủ là rối loạn lá lách và dạ dày. Khi hai cơ quan này bị rối loạn, mất cân bằng lâu ngày thì việc tiết nước bọt cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm tình trạng chảy nước dãi trong khi ngủ càng xuất hiện nhiều hơn.

Rớt nước miếng khi ngủ khiến bạn “xấu hổ muốn chớt”, tại sao lại xảy ra hiện tượng này nhỉ?  - Ảnh 3

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Chiều cao và những điều cần biết

Chiều cao bị ảnh hưởng rất lớn bới gen di truyền. Theo một số nghiên cứu, gen có thể ảnh hưởng tới 30-60% chiều cao tùy theo giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội, con cái cũng có nhiều khả năng cao lớn hơn so với trung bình.

Ăn cam mỗi ngày giúp khỏe người, đẹp da

Không chỉ thơm ngon và dễ ăn, cam còn là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn là người yêu thích cam, chúc mừng bạn đã chọn đúng “người bạn đồng hành” cực tốt cho cơ thể!

Những điều cần biết về chi phí niềng răng

Độ tuổi từ 12-16 được xem là "thời điểm vàng" để can thiệp chỉnh nha, khi xương hàm còn mềm và răng dễ dịch chuyển, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mức phí cho một ca chỉnh nha hiện vẫn là mối quan tâm của không ít phụ huynh.