Tác hại không ngờ của việc "ngủ cố", không tỉnh dậy ngay sau tiếng báo thức

Minh Hồng
Bạn không thể tin nổi mình sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn với sức khoẻ, cân nặng và làn da thế nào nếu vẫn ngủ tiếp sau tiếng báo thức đâu.

Dậy sớm vào buổi sáng quả thật chẳng dễ dàng gì với teen chúng mình. Do đó, để không bị muộn giờ học, đặt báo thức là giải pháp hiệu quả. 

Tác hại không ngờ của việc không thức dậy ngay sau tiếng báo thức - Ảnh 1

Nhiều bạn có thói quen đặt báo thức 5 phút một vì nghĩ rằng “thà ngủ được 5 phút sau báo thức còn sướng hơn cả ngủ cả một giấc”. Nhưng bạn biết không, việc không thức dậy ngay và ngủ nhiều hơn sau khi chuông báo thức reo có rất nhiều tác hại tới làn da, sức khoẻ và cân nặng của bạn đấy.

Dưới đây là một số ví dụ:

Gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ 

Thông thường, khoảng 2 giờ trước khi thực sự thức dậy, cơ thể bắt đầu tự chuẩn bị để bắt đầu ngày mới. Lúc này, nhiệt độ của cơ thể tăng lên đồng thời tiết ra các chất hóa học có tác dụng làm cho chúng ta cảm thấy tỉnh táo. 

Ngay khi bạn nghe thấy tiếng chuông đầu tiên, cơ thể đã rất sẵn sàng để thức dậy. Nhưng nếu bạn tiếp tục ngủ, bạn sẽ càng buồn ngủ hơn và chật vật rất lâu để tỉnh táo.

Khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày

Nhiều người cho rằng ngủ thêm giúp họ nhiều năng lượng hơn cho ngày mới, nhưng điều đó không hề đúng. Trên thực tế, chính việc chợp mắt sau khi bạn thường xuyên nhấn nút báo thức lại có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ về lâu dài.

Tác hại không ngờ của việc không thức dậy ngay sau tiếng báo thức - Ảnh 2

Có thể khiến bạn tăng cân

Đây quả là tin không vui cho những tín đồ thích giữ dáng đâu. Tại sao ngủ sau tiếng báo thức lại gây tăng cân được nhỉ? Nguyên nhân có thể giải thích như thế này, việc bạn ngủ lại sau khi tắt báo thức làm rối loạn đồng hồ bên trong cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Khi cơ thể bạn không chắc chắn về thời gian đi ngủ và thức dậy, bạn có nhiều khả năng sẽ dành cả đêm để trằn trọc và ngủ ít hơn mức cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất và khiến bạn tăng cân.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch – tấm khiên vững chắc bảo vệ con người khỏi vi khuẩn, virus có thể chịu tổn thương từ thói quen cố một vài phút vào buổi sáng. 

Khi hành động ngủ sau tiếng báo thức trở thành thói quen, tất cả những tác động tiêu cực của việc lặp lại chuông báo thức tăng lên. Điều này xảy ra do thiếu ngủ liên tục làm suy yếu cơ chế bảo vệ của cơ thể cũng như hệ thống miễn dịch của bạn.

Tác hại không ngờ của việc không thức dậy ngay sau tiếng báo thức - Ảnh 3

Ảnh hưởng tới kỳ dâu của hội bạn gái

Vì chế độ ngủ không đều đặn, cơ thể bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, điều này dẫn tới kỳ dâu cũng tới thất thường, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của hội bạn gái.

Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng bật báo thức lại?

Một loạt tác hại trên khiến những ai có thói quen “ngủ cố” giật mình và muốn thay đổi ngay. Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn cải thiện tình trạng này:

Tập luyện thể thao: Thực tế cho thấy những người vận động nhiều thường ít đặt báo thức lại. Do đó, bạn có thể đi bộ mỗi ngày 30 phút để cải thiện thói quen ngủ nướng nhé! 

Những lợi ích tuyệt vời từ thói quen đi bộ sau bữa tối - Ảnh 3

Đặt báo thức của bạn ở cách xa phòng ngủ của bạn: Mẹo lâu đời này có thể giúp bạn chống lại cảm giác muốn ngủ lại.

Bật đèn ngay khi chuông vừa reo: Nếu cảm thấy trời tối khiến bạn dễ ngủ hơn, sao không bật ngay đèn khi chuông báo thức vừa reo, điều này sẽ giúp bạn thức dậy tốt hơn.

Tác hại không ngờ của việc không thức dậy ngay sau tiếng báo thức - Ảnh 4

Mua một chiếc đồng hồ không có cài đặt báo lại: nếu báo thức của bạn không có nút báo lại, bạn sẽ không cảm thấy muốn quay lại giấc ngủ. Bạn nên chọn đồng hồ được thiết kế để đánh thức bạn từ từ mà không có tùy chọn báo lại.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tác hại không ngờ của việc "ngủ cố", không tỉnh dậy ngay sau tiếng báo thức tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác