Tại sao máu có màu đỏ nhưng ven lại màu xanh?

quochoi
Không ít người thắc mắc rằng tại sao máu có màu đỏ nhưng tĩnh mạch (hay còn gọi là ven) lại có màu xanh?

Vì sao máu có màu đỏ? 

Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.

Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.

 

Tuy nhiên, máu của những động vật khác nhau lại có màu khác nhau. Bởi vì không phải mọi loại máu đều có cùng ‘công thức’ hóa học, máu của loài cua và nhện chứa nhiều đồng hơn sắt. Khi đồng kết hợp với oxy, chúng làm máu chuyển thành màu xanh. Ngược lại, máu của con đỉa mặc dù chứa nhiều sắt…nhưng chúng lại không cô đặc như máu con người nên có màu xanh.

Tĩnh mạch màu xanh 

Tĩnh mạch chỉ có màu xanh khi nhìn xuyên qua da. Màu xanh này được thấy do bốn yếu tố.

Yếu tố thứ nhất: Là sự tương tác của ánh sáng với da ở nhiều bước sóng, tương đương với những màu sắc khác nhau. Ánh sáng xuyên qua da, bị hấp thụ và phát ngược trở lại vào môi trường. Quá trình hấp thụ và phát xạ ngược trở lại xảy ra hàng nghìn lần trong chớp mắt.

 

Yếu tố thứ hai: Là lượng oxy trong máu ảnh hưởng tới màu máu và khả năng hấp thụ ánh sáng. Oxy được vận chuyển bằng hồng cầu. Một hồng cầu tối đa có thể mang bốn phân tử oxy. Dưới tác động xung quanh như nhiệt độ cao, môi trường axit, một hoặc nhiều phân tử oxy sẽ rời khỏi hồng cầu làm cho máu có màu thẫm. Màu đỏ thẫm này bản chất vẫn là màu đỏ nhưng dễ nhìn thành màu xanh hơn.

Yếu tố thứ ba: Là bản thân tĩnh mạch, đặc biệt là đường kính và vị trí của nó. Nếu tĩnh mạch nằm ngay dưới da, chúng sẽ có sắc đỏ. Càng xuống sâu, màu của tĩnh mạch sẽ dần pha màu xanh. Trong khi đó, đại đa số tĩnh mạch nằm sâu hơn nửa milimet dưới da. Hiện tượng quang học này có liên quan tới phương trình vận chuyển máu phức tạp.

Yếu tố thứ 4: Là não bộ. Thông tin thu nhận từ võng mạc đến não được xử lý rất nhiều. Ví dụ màu tím không phải lúc nào cũng là màu tím, khi đặt màu tím bên cạnh màu đỏ, não của bạn sẽ chuyển màu tím thành màu tính ánh xanh. Trong trường hợp tĩnh mạch, sự tương phản của vùng da xung quanh cũng có xu hướng làm tĩnh mạch có màu xanh.

Quốc Hội (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao máu có màu đỏ nhưng ven lại màu xanh? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Chiều cao và những điều cần biết

Chiều cao bị ảnh hưởng rất lớn bới gen di truyền. Theo một số nghiên cứu, gen có thể ảnh hưởng tới 30-60% chiều cao tùy theo giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội, con cái cũng có nhiều khả năng cao lớn hơn so với trung bình.

Ăn cam mỗi ngày giúp khỏe người, đẹp da

Không chỉ thơm ngon và dễ ăn, cam còn là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn là người yêu thích cam, chúc mừng bạn đã chọn đúng “người bạn đồng hành” cực tốt cho cơ thể!

Những điều cần biết về chi phí niềng răng

Độ tuổi từ 12-16 được xem là "thời điểm vàng" để can thiệp chỉnh nha, khi xương hàm còn mềm và răng dễ dịch chuyển, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mức phí cho một ca chỉnh nha hiện vẫn là mối quan tâm của không ít phụ huynh.