Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa?

Minh Hồng
Nước dập được lửa nhưng núi lửa lại có thể phun trào dưới lòng đại dương, nghe thì có vẻ sai sai nhưng câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

Đảo Hawaii nổi tiếng thế giới bởi biển xanh, cát trắng, nắng vàng, rất thích hợp cho những ai mê du lịch trên biển. Nhưng ẩn sâu dưới lòng biển lại có những ngọn núi lửa. Vậy tại sao núi lửa lại có thể hình thành dưới nước?

Dù không nhiều và phổ biến như núi lửa trên cạn nhưng mức độ tàn phá và nguy hiểm của núi lửa dưới biển không kém cạnh ai. Theo thống kê, gần 75% lượng magma hàng năm trên Trái đất đến từ các núi lửa dưới biển.

Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa? - Ảnh 1

Rất khó để các nhà địa chất có thể nắm bắt được hoạt động và tình trạng của những núi lửa này vì chúng ẩn sâu hàng nghìn mét dưới đại dương. 

Họ phải nghiên cứu dựa vào các mảnh vụn hay những hòn đá sau khi núi lửa phun trào. Cách này giúp họ biết được nhiệt lượng và hóa chất trong núi lửa dưới biển đã hoạt động như thế nào.

Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa? - Ảnh 2

Theo các nhà địa chất học, nguyên tắc của sự hình thành núi lửa dưới biển hay trên cạn đều giống nhau. Chúng được hình thành khi các mảng kiến tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.

Sự va chạm của các mảng kiến tạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như lực quay của Trái đất, lực thủy triều, lực hấp dẫn của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. 

Khi hội tụ lại với nhau, mảng kiến tạo nặng hơn sẽ trượt xuống dưới mảng nhẹ hơn nên tạo thành một rãnh giữa hai mảng kiến tạo. Những tảng đá mắc kẹt trong rãnh này dần tan chảy, tạo điều kiện cho dung nham dâng lên tạo thành các điểm nóng.

Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa? - Ảnh 4

Trường hợp thứ hai là khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau do áp lực nước và dòng đối lưu. Sự tách rời nhau của các mảng kiến tạo vô tình tạo ra khoảng trống giữa chúng, giúp cho dung nham bên dưới có cơ hội di chuyển đến các vết nứt này.

Theo thời gian, dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước. Tuy nhiên, do miệng núi lửa bị bao quanh bởi nước và áp lực nước nên ngay khi phun trào, dung nham sẽ bị đông nguội, hay còn gọi là dung nham gối hoặc đá magma.

Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đại dương. Dần dần, các lớp đá magma kiên cố chồng lên nhau và hình thành một ngọn núi. Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.

Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa? - Ảnh 5

Những hòn đảo lớn như đảo Hawaii nằm trong Thái Bình Dương được hình thành nhờ những điểm nóng và đá magma. Chúng đã phải trải qua sự hoạt động mạnh mẽ của những núi lửa dưới biển để thành những hòn đảo như ngày nay.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao núi lửa lại phun trào trong lòng đại dương dù nước có thể dập được lửa? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.